Tồn quỹ tiền mặt nhiều khi quyết toán thuế có bị phạt không

Tồn quỹ tiền mặt nhiều khi quyết toán thuế có bị phạt không? CKTC sẽ hướng dẫn cách xử lý.

– Thường khi góp vốn kinh doanh đa số là số không thực, nên lượng tồn tiền ảo lên cao vậy hệ lụy nó là gì?

– Doanh nghiệp còn tồn quỹ tiền mặt nhiều có bị ảnh hưởng gì khi quyết toán thanh tra thuế hay không?

– Doanh nghiệp có bị phạt không?

Tồn quỹ tiền mặt nhiều khi quyết toán thuế có bị phạt không

Tồn quỹ tiền mặt nhiều khi quyết toán thuế có bị phạt không

Vấn đề 01: Thời hạn góp vốn

+ Từ 2014 trở về trước áp dụng Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 36 tháng = 03 năm. 

+ Từ 2015 trở đi áp dụng Luật doanh nghiệp mới nhất số 68/2014/QH13 bao gồm một số điểm sửa đổi, bổ sung của Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 3 tháng = 90 ngày.

Vấn đề 02: Vốn góp bị thiếu quá thời hạn thì có bị phạt

Căn cứ Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (có hiệu lực 01/01/2014).

Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp.

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi.

a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;

b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.

Chi phí lãi vay

– Công ty góp vốn điều lệ đầy đủ: vậy việc đi vay ngân hàng hoặc vay của các tổ chức tín dụng, vay cá nhân thì sẽ bị bị ảnh hưởng gì khi quyết toán thuế?

– Chi phí lãi vay có được tính là chi phí hợp lý hợp lệ?

Căn cứ pháp lý:

– Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 

– Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ.

Theo đó: chi phí lãi vay chi làm 3 trường hợp

– Góp vốn điều lệ thiếu so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty, khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay. 

+ Góp vốn điều lệ thiếu : Vay = VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý.

+ Góp vốn điều lệ thiếu : Vay < VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý.

+ Góp vốn điều lệ thiếu : Vay > VĐL thiếu thì xuất toán phần giá trị 635 tương ứng phần VĐL bị thiếu , phần vay vượt vẫn là chi phí hợp lý.

– Góp vốn điều lệ đầy đủ so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay.

+ Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý: như không có dự án đầu tư, không có hồ sơ chứng minh doanh nghiệp sẽ dùng lượng tiền mặt lớn trong tương lai gần….

+ Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều: cho dù đã đã hạch toán phân tác các khoản tiền này vào TK 141,138… => chi phí tài khoản 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý.

Do đó: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay cá nhân hoặc ngân hàng để mua văn phòng, xe ô tô, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao.

Kết luận: Qua khảo sát và tiếp các đoàn thanh tra thuế cục, chi cục nhận xét chung là góp vốn điều lệ bị thiếu hay tồn nhiều thì chi phí lãi vay cũng không được chấp nhận là chi phí hợp lý.

Chú ý: khi cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= ? chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu, hoặc tồn nhiều mà vẫn đi vay phát sinh chi phí lãi vay làm tăng thu nhập tính thuế.

Với thuế:

=> Nếu kế toán tự xác định xuất toán chi phí khi quyết toán thì việc để tiền tồn nhiều hay ít thì không còn là vấn đề quan tâm nữa, vì đã xuất toán tự xác định đó là chi phí không hợp lý, đã tự xác định nó là thu nhập tính thuế, lúc này kế toán đã xác định chi phí đi vay 635 này chỉ là chi phí kế toán, không phải là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. 

– Do đó nếu doanh nghiệp tồn tiền mặt nhiều mà không đi vay ngân hàng hay tổ chức doanh nghiệp hoặc tín dụng khác hoặc nếu kế toán tự xuất toán chi phí lãi vay thì không ảnh hưởng gì đến quyết toán thuế, thanh tra thuế sau này. 

– Do đó nếu cảm thấy chi phí lãi vay này là chi phí rủi ro cao và tiềm tàng khi thanh quyết toán thuế sau này thì các bạn tốt nhất tự xuất toán để không lo về sau. 

– Nếu lượng tiền mặt tồn nhiều thì cũng không sao kế toán cứ nên để vậy không cần vẽ rắn thêm chân, vẽ hưu vẽ vượn như: cho vay, cho mượn…đối với doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn tự có tự quản thì việc sử dụng tiền của mình sao cho hiệu quả là quyền của doanh nghiệp, chỉ có doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì mới bắt buộc phải giải trình Kiểm toán hoặc bộ tài chính, cục hoặc khác…

– Việc tiền mặt tiền gửi tồn nhiều cơ quan thuế cũng không thể bắt bẻ phạt doanh nghiệp nên các bạn kế toán nếu thấy tồn nhiều thì cũng không quá hoảng hốt tìm đủ mọi lý do để làm giảm lượng tiền xuống.

Xử lý hạch toán vốn góp

– Một: xem là vốn ảo thu 1 lần cho đủ hết số vốn góp theo trên giấy phép.

Nợ TK 111/Có TK 411

Ưu: phản ánh sổ sách vốn góp đủ, nhưng không phản ánh đúng thực tế cho công tác quản trị, không bị phạt do góp vốn thiếu.

Nhược: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay mua xe, hay khác….thì chi phí lãi vay Tài khoản 635 sẽ bị loại không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao.

Hai: theo dõi theo vốn góp thực tế.

– Phản ánh vốn góp đủ theo giấy phép. 

Nợ TK 111/ Có TK 411

– Phần còn thiếu sẽ làm cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại. 

Nợ TK 1388/ Có TK 111

– Và khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn. 

Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tồn quỹ tiền mặt nhiều khi quyết toán thuế có bị phạt không

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.