Câu hỏi thường gặp từ khách hàng khi sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói tại CKTC: Phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm xã hội không? Phụ cấp chức vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Phụ cấp tay nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Bảo hiểm xã hội là khoản chi phí mang tính bắt buộc đối với mỗi người lao động; cũng như người sử dụng lao động. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay người lao động vẫn chưa nắm được các quy định cụ thể về lĩnh vực này. Chưa rõ các khoản nào phải đóng bảo hiểm xã hội. Vậy phụ cấp tay nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Cùng CKTC tham khảo nội dung chi tiết.
Căn cứ pháp lý về các khoản phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm xã hội không? Phụ cấp chức vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Phụ cấp tay nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
– Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014;
– Nghị định 115/2015/NĐ-CP;
Phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm xã hội không?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019; quy định tiền lương tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
– Thưởng theo điều 104, tiền thưởng sáng kiến;
– Tiền ăn giữa ca;
– Tiền hỗ trợ xăng, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ…
– Hộ trợ người lao động có thân nhân qua đời, sinh nhật người lao động…
– Trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản trợ cấp khác được ghi nhận trong nội dung hợp đồng lao động.
Căn cứ vào Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn khoản tiền phụ cấp chuyên cần sẽ không được xác định là khoản tiền lương phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông thường phần này là phần trách nhiệm của người lao động nên ít áp dụng phụ cấp này.
Phụ cấp chức vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Cụ thể, 08 khoản phụ cấp lương sau đây sẽ phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
– Phụ cấp chức vụ, chức danh;
– Phụ cấp trách nhiệm;
– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Phụ cấp thâm niên;
– Phụ cấp khu vực;
– Phụ cấp lưu động;
– Phụ cấp thu hút;
– Các phụ cấp khác có tính chất tương tự (khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ).
Như vậy, phụ cấp chức vụ cũng là một trong những phụ cấp được tính làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Phụ cấp tay nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.”
Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Phụ cấp tay nghề có phải đóng bảo hiểm không – Phụ cấp ưu đãi nghề không phải là một trong các căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội.
Đối tượng nào không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc – Miễn đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP :
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, là người giúp việc gia đình và người lao động mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23.1.1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26.7.1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg);
Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội?
Các khoản phụ cấp của người lao động bị tính vào khoản thu nhập phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
– Phụ cấp chức vụ, chức danh;
– Phụ cấp trách nhiệm;
– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Phụ cấp thâm niên;
– Phụ cấp khu vực;
– Phụ cấp lưu động;
– Phụ cấp thu hút
– Các phụ cấp có tính chất tương tự.
Các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam hiện nay?
– Chế độ bảo hiểm ốm đau;
– Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
– Chế độ bảo hiểm thai sản;
– Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ bảo hiểm y tế
– Chế độ tử tuất.
Tham khảo: Quy trình kế toán CKTC
CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.
6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty
Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán
Dịch vụ tra cứu hóa đơn
Dịch vụ tra cứu thông tin công ty
Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây
Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh