Các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần

CKTC hướng dẫn các loại thuế và phí phải nộp khi góp vốn vào công ty cổ phần; các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần.

Các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần

Công ty tôi được thành lập năm 2020 và các cổ đông góp vốn bằng quyền sử dụng đất với giá trị 100 tỷ đồng (mỗi cổ phần là 10.000 đ).

Cụ thể tỷ lệ góp vốn vào công ty cổ phần:

– Cổ đông số 1 (CĐ 1) chiếm giữ 50% cổ phần tương đương 50 tỷ đồng;

– Cổ đông số 2 (CĐ 2) chiếm giữ 25% cổ phần tương đương 25 tỷ đồng;

– Cổ đông số 3 (CĐ 3) chiếm giữ 25% cổ phần tương đương 25 tỷ đồng;

Mới đây, CĐ 2, CĐ 3 chuyển nhượng cho các cá nhân và tổ chức khác với giá 17.000đ/cp. Trong đó, giá trị chuyển nhượng của CĐ 2 và 3 là: 17.000 x 2.500.000 cp = 42.500.000.000 đ

Như vậy các cổ đông phải nộp những loại thuế, phí nào khi góp vốn vào công ty cổ phần và các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần?

Thứ nhất về các loại thuế phải nộp khi góp vốn vào công ty:

Về thuế thu nhập cá nhân là thuế khi cá nhân có phát sinh thu nhập. Nhưng vì đây là cá nhân chuyển tài sản của mình vào công ty nên không phát sinh thu nhập. Vậy nên không phải đóng thuế TNCN.

Còn đối với lệ phí trước bạ, tại Khoản 1 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

Vậy nên, CĐ 1, CĐ 2 và CĐ 3 khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty sẽ không phải chịu lệ phí trước bạ.

Thứ hai về các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần:

– Các CĐ 2 và CĐ 3 chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các cá nhân và tổ chức khác thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC, có quy định:

Trường hợp của bạn có được từ chuyển nhượng cổ phần thuộc loại thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Cụ thể tại Điều 4

– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.

Mức thuế suất của thuế TNCN khi có thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Với thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng cổ phần, theo quy định tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC, bạn sẽ phải nộp thuế với thuế suất thuế TNCN là 0,1% trên giá bán cổ phần.

Như vậy, số thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x 0,1%.

=> Kết luận: Việc các CĐ 1, CĐ 2, CĐ 3 góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất sẽ không phải chịu khoản thuế TNCN và lệ phí trước bạ. Còn việc CĐ 2 và CĐ 3 chuyển phần vốn góp của mình cho tổ chức cá nhân khác thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần

Mail: cktc.vn@gmail.com – Website: cktc.vn

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *