Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty

Địa điểm kinh doanh là gì? Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty? Hồ sơ và thời hạn giải quyết sẽ được CKTC giải đáp cụ thể theo quy định của pháp luật doanh nghiệp về vấn đề trên.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty

1. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty – Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Như vậy, từ ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/10/2018 thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.

2. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty – Một số yêu cầu cơ bản khi thành lập địa điểm kinh doanh.

a. Về tên địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 thì : “1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:

Ngoài tên bằng tiếng Việt địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt”.

Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp””.

b. Mã số địa điểm kinh doanh

Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh”.

c. Địa chỉ địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

d. Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh.

3. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty

3.1. Thành phần hồ sơ thành lập ĐĐKD

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh;

– Giấy ủy quyền về việc thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty (Trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ và nhận kết quả);

Thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm các nội dung sau:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp phápkhác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối vớitrường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

3.2. Cơ quan giải quyết và thời hạn xử lý hồ sơ

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh

Thời hạn xử lý hồ sơ:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

– Với trường hợp mà hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh không hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

– Khi nhận Thông báo lập địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

4. Thuế môn bài của địa điểm kinh doanh

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì người nộp lệ phí môn bài sẽ nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

Vậy khi lập địa điểm kinh doanh quý công ty cần phải đóng thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh của mình tại nơi địa điểm kinh doanh có địa chỉ. Cách xác định mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh không giống như xác định bậc thế môn bài của công ty, không căn cứ vào số vốn điều lệ của công ty mẹ. Mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh theo quy định hiện nay là 1.000.000đồng/năm.

5. Đăng ký khai thuế môn bài cho hộ kinh doanh khác tỉnh

Cục thuế TP Hà Nội ban hành công văn số 73110/CT-TTHT ngày 19 tháng 9 năm 2019 hướng dẫn đăng ký và kê khai thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 73110/CT-TTHT
V/v thủ tục lệ phí môn bài với địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2019

Kính gửi: Công ty TNHH Công nghiệp Kongo Việt Nam
Địa chỉ: Khu công nghiệp Tiên Sơn, Phường Đồng Nguyên, Thịxã Từ Sơn, tỉnh Bc Ninh – MST: 0107408793

Trả lời công văn số 04/2019/CV-KIV ngày 25/7/2019 của Công ty TNHH Công nghiệp Kongo Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) về việc hướng dẫn thủ tục lệ phí môn bài với địa điểm kinh doanh khác tỉnh, sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

– Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 là của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh:

“2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh,doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh”.

– Căn cứ Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về mã số địa điểm kinh doanh quy định:

6. Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo s thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.”

– Căn cứ Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của chính phủ về lệ phí môn bài:

+ Tại Khoản 1, Khoản 6 Điều 2 quy định người nộp lệ phí môn bài:

“Người nộp lệ phí môn bài là t chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

…”

+ Tại Khoản 1 Điều 5 quy định khai, nộp lệ phí môn bài:

“1. Khai lệ phí môn bài được thực hiện như sau:

a) Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

b) Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.”

– Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính về lệ phí môn bài:

“1. Khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

a) Khai lệ phí môn bài

a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;

a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnhnơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

a.3) Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.”

– Căn cứ hướng dẫn tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về khai thuế GTGT:

c) Trường hợp người nộp thuế cố đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.

…”

– Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013 /NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT;

– Căn cứ hướng dẫn tại Điều 5; Điều 7 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính về đăng ký thuế;

– Căn cứ hướng dẫn tại Điều 5, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 9 Thông tư số 39/2014/TT-BTC .

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Công nghiệp Kongo Việt Nam có trụ sở tại Bắc Ninh, có mở địa điểm kinh doanh tại Hà Nội theo Quyết định số 108/2018/NĐ-CP (không thành lập chi nhánh tại Hà Nội), địa điểm kinh doanh không có mã số riêng thì:

– Về đăng ký thuế cho địa điểm kinh doanh: Công ty gửi hồ sơ đăng ký thuế tới cơ quan Thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của Công ty ( Cục Thuế TP Hà Nội) để Cơ quan Thuế cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh.

– Về lệ phí môn bài: Sau khi địa điểm kinh doanh được cấp mã số thuế 13 số, đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh sử dụng mã số thuế 13 số này để kê khai, nộp thuế môn bài theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Công nghiệp Kongo Việt Nam được biết và thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Phòng TKT1;
– Phòng DTPC;
– Lưu: VT, TTHT(2).

CỤC TRƯỞNG

Mai Sơn

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *