Phân loại hợp đồng dựa trên tính chất nghĩa vụ trong hợp đồng

Về cơ bản việc phân loại hợp đồng căn cứ vào các yếu tố sau: (1) căn cứ vào tính chất và nghĩa vụ trong hợp đồng; (2) căn cứ vào nội dung của hợp đồng và (3) căn cứ vào mục đích của hợp đồng. Trong bài viết này, việc phân loại hợp đồng sẽ dựa trên tính chất và nghĩa vụ trong hợp đồng

1. Hợp đồng đơn vụ

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Cụ thể hơn, trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào. Ví dụ điển hình của hợp đồng đơn vụ là “hợp đồng tặng, cho tài sản”. Trong hợp đồng này, bên có nghĩa vụ chính là bên tặng, cho tài sản. Nghĩa vụ duy nhất của bên này là tặng hay cho tài sản cho bên còn lại trong hợp đồng. Ở chiều ngược lại, bên nhận tài sản có quyền đối với tài sản mà mình được tặng, cho mà không bị ràng buộc một nghĩa vụ nào với bên còn lại của hợp đồng. Vì đặc điểm như vậy, nếu hợp đồng tặng, cho được giao kết dưới hình thức viết thì chỉ cần lập thành văn bản và giao cho bên có quyền giữ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn như đã thỏa thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. Theo quy định tại Điều 465 BLDS 2005, “hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.”

2. Hợp đồng song vụ

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, hay nói cách khác mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Do vậy, trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Còn trong hợp đồng vận chuyển tài sản thì bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi quy định hoặc được thỏa thuận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí cho bên vận chuyển. Điều 535 BLDS 2005 quy định: “hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.” Mặc dù trong BLDS không quy định việc bắt buộc hợp đồng mua bán phải được thể hiện dưới hình thức cụ thể nào, song trong trường hợp hợp đồng được giao kết theo hình thức văn bản thì thông thường các bên lập hợp đồng thành nhiều bản để mỗi bên giữ một bản khi thực hiện. Khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh; hoặc nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

3. Hợp đồng chính

Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, thì đương nhiên phát sinh hiệu lực, nghĩa là có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên kể từ thời điểm giao kết. Các hợp đồng chính thông thường là các hợp đồng có giá trị lớn, các thỏa thuận trong hợp đồng này có thể làm phát sinh một số giao dịch phụ thuộc và có liên quan, đồng thời hợp đồng này cũng là một giao dịch độc lập, việc giao kết hợp đồng này không phụ thuộc vào giao dịch khác. Ví dụ, khi các bên thỏa thuận về việc vay tài sản, nếu các điều khoản trong hợp đồng đã tuân thủ và đáp ứng các quy định của pháp luật thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phát sinh kể từ ngày các bên ký vào hợp đồng trừ khi có thỏa thuận khác.

4. Hợp đồng phụ

Hợp đồng phụ là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Để một hợp đồng phụ có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện sau đây: Trước hết, hợp đồng phụ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng như điều kiện về chủ thể giao kết hợp đồng, nội dung, hình thức… Thứ hai, hợp đồng chính của hợp đồng phụ đó phải có hiệu lực. Sau khi tuân thủ các điều kiện có hiệu lực nói trên thì hợp đồng phụ còn phải tùy thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Ví dụ: đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản gắn liền với hợp đồng vay tài sản với tư cách là các hợp đồng phụ thì các hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi hợp đồng cho vay tài sản tức là hợp đồng chính có hiệu lực.

5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.

6. Hợp đồng có điều kiện

Theo quy định tại Điều 406.6 của BLDS 2005 thì “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.” Về mặt lý luận, khái niệm hợp đồng có điều kiện còn được hiểu là “những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng các bên còn thỏa thuận để xác định về một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng mới được thực hiện hoặc phải chấm dứt”; hoặc “những hợp đồng trong đó các bên thỏa thuận về một hay nhiều sự kiện là điều kiện mà chỉ khi điều kiện đó xảy ra hoặc không xảy ra thì hợp đồng mới được coi là phát sinh hay chấm dứt hiệu lực”.
CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.