Khi bắt đầu tiếp nhận công việc kế toán tổng hợp tại doanh nghiệp, các bạn cần có sự tìm hiểu về doanh nghiệp hiện tại của mình. Đứng trên góc độ kế toán, các bạn cần phải chuẩn bị những kiến thức và sự hiểu biết về doanh nghiệp mà bạn đang làm. Bài viết hướng dẫn các công việc các bạn phải làm khi bắt đầu tiếp nhận công việc kế toán tại doanh nghiệp như sau:
1. Tìm hiểu chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng
Theo quy định, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ áp dụng chế độ kế toán khác nhau. Vậy nên, việc đầu tiên các bạn cần kiểm tra xem doanh nghiệp thuộc loại hình nào? Đang áp dụng chế độ kế toán gì? Theo NĐ 56/2009/NĐ-CP chia doanh nghiệp thành hai loại:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
+ Vốn: <= 100 tỷ
+ Lao động: <= 300 người
Doanh nghiệp lớn: Áp dụng chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 (Trước năm 2014 áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC)
+ Vốn: > 100 Tỷ
+ Lao động: > 300 người
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu doanh nghiệp các bạn đang làm việc thuộc loại hình nào, các bạn sẽ biết được đơn vị của các bạn phải áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48 hay thông tư 200.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp bạn làm là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể chọn một trong hai chế độ kế toán là quyết định 48 hoặc thông tư 200
2. Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Thuế GTGT
a. Các bạn cần xem hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh có chịu thuế GTGT không? Thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu %? Doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi gì về thuế GTGT không?
b. Tiếp theo, tìm hiểu xem Doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ?
Ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nếu đủ điều kiện, các bạn nên kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để có lợi nhất cho doanh nghiệp.Để xác định phương pháp tính thuế GTGT trong kỳ tính thuế mới, các bạn căn cứ vào thời điểm thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp 1: Doanh nghiệp, HTX thành lập từ năm 2013 trở về trước:
– Doanh nghiệp đang áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ổn định đến hết kỳ năm 2015.
- Nếu doanh thu năm 2015 từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT (khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC) > 1 tỷ đồng thì tiếp tục được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ổn định trong năm 2016 và 2017. Không phải nộp mẫu 06/GTGT.
- Nếu doanh thu năm 2015 từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT (khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC) < 1 tỷ đồng thì phải nộp mẫu 06/GTGT để đăng ký tự nguyện áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (thời hạn nộp chậm nhất ngày 20/12/2015). Nếu không nộp mẫu 06/GTGT thì áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp ổn định năm 2016, 2017.
– Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ổn định đến hết kỳ năm 2015
- Nếu xét thấy đủ điều kiện áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ theo khoản 1, khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính thì nộp mẫu 06/GTGT chuyển đổi hình thức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ chậm nhất ngày 20/12/2015 cho kỳ ổn định năm 2016, 2017.
- Nếu không nộp mẫu 06/GTGT thì tiếp tục áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp ổn định năm 2016, 2017.
Ví dụ: Công ty Nam Hồng thành lập từ 15/01/2013, trong kì tính thuế năm 2014, 2015, Công ty thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh thu từ tháng 11/2014 đến tháng hết tháng 10/2015 của Công ty Nam Hồng là 870 triệu đồng. Ngày 19/12/2015, Công ty Nam Hồng đã nộp mẫu 06/GTGT cho cơ quan thuế để đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
=> Như vậy, năm 2016, 2017, Công ty Nam Hồng sẽ được kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp, HTX thành lập từ Quý 4/ 2014 trở về trước: (01/01/2014 đến 30/09/2014)
– Nếu doanh nghiệp đang áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp sẽ tiếp tục áp dụng đến hết kỳ ổn định năm 2016.
– Trước thời hạn 20/12/2016 căn cứ vào doanh thu theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC nêu trên để thực hiện áp dụng phương pháp kê khai và nộp mẫu 06/GTGT theo quy định cho kỳ tiếp theo.
- Nếu doanh thu ước tính năm 2016 (đủ 12 tháng, có thể tính từ tháng 11/2015 – T10/2016) > 1 tỷ đồng: doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không phải nộp mẫu 06/GTGT
- Nếu doanh thu ước tính năm 2016 (đủ 12 tháng, có thể tính từ tháng 11/2015 – T10/2016) < 1 tỷ đồng: doanh nghiệp phải nộp mẫu 06/GTGT để đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Nếu doanh thu ước tính năm 2016 (đủ 12 tháng, có thể tính từ tháng 11/2015 – T10/2016) > 1 tỷ đồng: doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không phải nộp mẫu 06/GTGT
Trường hợp 3: Doanh nghiệp, HTX bắt đầu thành lập trong Quý 4/2014: (01/10/2014 đến 31/12/2014).
– Trường hợp đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:
- Nếu xác định doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT năm 2015 theo khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính có doanh thu trên 1 tỷ đồng thì tiếp tục áp dụng theo phương pháp khấu trừ hết năm 2016, 2017.
- Nếu xác định doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT năm 2015 theo khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính có doanh thu dưới 1 tỷ đồng. Nếu đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì phải nộp mẫu 06/GTGT trước ngày 20/12/2015 để áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ hết năm 2016, 2017. Trường hợp không nộp mẫu 06/GTGT thì áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp cho kỳ ổn định năm 2016, 2017.
– Trường hợp đang áp dụng phương pháp trực tiếp:
- Doanh nghiệp, HTX nếu muốn chuyển đổi áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ phải nộp mẫu 06/GTGT trước ngày 20/12/2015.
- Nếu doanh nghiệp, HTX không nộp mẫu 06/GTGT thì tiếp tục áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp cho kỳ ổn định năm 2016, 2017.
Trường hợp 4: Doanh nghiệp, HTX bắt đầu thành lập từ năm 01/01/2015 đến 30/09/2015
– Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế: Căn cứ vào doanh thu năm 2015 theo thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của bộ tài chính. (Doanh thu bình quân các tháng hoạt động nhân với 12) nếu:
- Doanh thu trên 1 tỷ đồng tiếp tục nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đến hết kỳ ổn định năm 2016, 2017.
- Doanh thu dưới 1 tỷ đồng nếu đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì phải nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20/12/2015 cho kỳ ổn định 2016, 2017. Nếu không nộp mẫu 06/GTGT thì áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp cho kỳ ổn định năm 2016, 2017.
– Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp trực tiếp:
- Doanh nghiệp, HTX nếu muốn chuyển đổi áp dụng phương pháp kê khai thuế khấu trừ phải nộp mẫu 06/GTGT trước ngày 20/12/2015 cho kỳ ổn định năm 2016, 2017.
- Nếu không nộp mẫu 06/GTGT thì tiếp tục áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp cho kỳ ổn định năm 2016, 2017.
Trường hợp 5: Doanh nghiệp, HTX bắt đầu thành lập từ năm 01/10/2015 đến 31/12/2015
- Đối với doanh nghiệp, HTX thành lập trong Q4/2015 xác định thuộc trường hợp được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì phải nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Nếu đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên người nộp thuế không nộp mẫu 06/GTGT thì doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.
- Trường hợp doanh nghiệp khi xác định thuộc đối tượng được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ chỉ phải nộp 01 lần mẫu 06/GTGT để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ cho quý IV/2015 và 2016. Đến trước ngày 20/12/2016 doanh nghiệp, HTX căn cứ vào cách xác định doanh thu quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 219/2014/TT-BTC để áp dụng phương pháp khấu trừ cho hai năm 2017 và 2018 và gửi mẫu 06/GTGT theo quy định.
c. Tìm hiểu xem doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý
Kê khai GTGT theo quý khi:
– Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống
– Việc thực hiện kê khai thuế theo quý hay tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm, (Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính thuế từ ngày 1/10/2014 đến 31/12/2016)
- Doanh nghiệp mới thành lập năm 2014 thì thực hiện khai thuế GTGT theo quý kể từ quý 4/2014 đến hết năm 2015. Căn cứ doanh thu của năm 2015 để xác định cho 3 năm tiếp theo thực hiện khai thuế theo tháng hay quý.
- Nếu doanh nghiệp có doanh thu năm 2013 không đủ 12 tháng dương lịch thì kê khai theo quý từ ngày 1/10/2014 . Từ năm 2015 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu năm 2014.
- Nếu doanh nghiệp có doanh thu năm 2013 ( đủ 12 tháng ) dưới 50 tỷ thì thực hiện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 1/10/2014 đến hết năm 2016. Từ ngày năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa vào trên doanh thu năm 2016.
- Các doanh nghiệp áp dụng khai thuế theo quý trước thời điểm thông tư 151/2014/TT-BTC có hiệu lực (ngày 15/11/2014) thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo mẫu số 07/GTGT) cho cơ quan chậm nhất là thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
Kê khai theo tháng khi: Doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên.
3. Tìm hiểu phương pháp trích khấu hao TSCĐ
Theo quy định, doanh nghiệp có thể tự lựa chọn một trong các phương pháp tính khấu hao sau:
- Đường thẳng (Thông dụng hiện nhiều DN áp dụng)
- Theo số dư giảm dần có điều chỉnh ( có điều kiện)
- Theo số lượng, sản lượng(có điều kiện)
Lưu ý:
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Mỗi TSCĐ chỉ được thay đổi một lần và phải có giải trình rõ sự thay đổi mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp.
- Do vậy, các bạn cần kiểm tra phương pháp trích khấu hao của từng TSCĐ có trong doanh nghiệp để áp dụng cho đúng.
4. Tìm hiểu phương pháp kê khai hàng tồn kho
Mỗi doanh nghiệp chỉ được lựa chọn một trong hai phương pháp kê khai hàng tồn kho:
- Kê khai thường xuyên: thường áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp…), các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như xe, máy móc…
- Kiểm kê định kì: thường áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, chủng loại nhiều….
Hai phương pháp kê khai hàng tồn kho có hai cách theo dõi và hạch toán hàng nhập, xuất khác nhau nên bạn cần kiểm tra xem doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp kê khai hàng tồn kho nào để hạch toán chính xác.
5. Tìm hiểu phương pháp tính giá xuất kho trong kì
Doanh nghiệp được tự lựa chọn một trong các phương pháp tính giá xuất kho trong kì để thuận tiện trong quá trình tính toán của doanh nghiệp:
- + Bình quân gia quyền liên hoàn
- + Bình quân gia quyền cuối kì (thường được áp dụng)
- + Nhập trước – xuất trước
- + Nhập sau – xuất trước
- + Giá đích danh
* Khi đã lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho, doanh nghiệp phải áp dụng ít nhất trong 6 tháng.
* Nếu thay đổi, doanh nghiệp cần giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thuế.
Lưu ý: Thông tư 200/2014/TT-BTC không còn áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo Nhập sau – xuất trước