ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC NGOẠI TỆ CUỐI KỲ

CHÍNH SÁCH THUẾ TNDN CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI DO ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC NGOẠI TỆ CUỐI KỲ.

CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC NGOẠI TỆ CUỐI KỲ

ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC NGOẠI TỆ CUỐI KỲ

Tại khoản 2, Điều 1 Thông tư số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính quy định:

“2. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn việc ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và việc chuyển đổi báo cáo tài chính các hoạt động ở nước ngoài, các cơ sở ở nước ngoài của doanh nghiệp sang đơn vị tiền tệ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.

Việc xác định thu nhập chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Tại khoản 9 và khoản 23, Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu nhập khác như sau:

“Điều 7. Thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau: . . .

9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể như sau:

Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch ty giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:

– Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.

– Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.

Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.

23. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.”

Tại khoản 2.22, điểm 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

“2.22. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).”

ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC NGOẠI TỆ CUỐI KỲ

HẠCH TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC NGOẠI TỆ CUỐI KỲ

– Trong kỳ: khi thanh toán giao dịch liên quan ngoại tệ phần chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại trong kỳ vào tài khoản phát sinh

+ 635: Lỗ – chi phí tài chính – Chi phí hợp lệ

+ 515: Lãi – doanh thu tài chính – Thu nhập chịu thuế

Tham khảo: Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

– Cuối kỳ 31/12: nếu các tài khoản ngoại tệ vẫn còn số dư chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm

+ Chênh lệch tỷ giá lãi 515 hay lỗ 635 đánh giá lại cuối năm của khoản mục nợ phải trả TK 331 mới được tính vào chi phí hoặc thu nhập khi quyết toán thuế TNDN.

+ Chênh lệch lãi 515 hay lỗ 635 của chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm của các tài khoản còn lại (không phải nợ phải trả TK 331) như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, khoản phải thu, các khoản đi vay……. sẽ không được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

1. Chênh lệch Lỗ: Nợ TK 635/ Có TK 413 = [B4] hoặc [B7] của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm

2. Chênh lệch Lãi: Nợ TK 413/ Có 515 = [B12] của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm

Tham khảo: Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá cuối năm

ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC NGOẠI TỆ CUỐI KỲ – Căn cứ các quy định nêu trên, nguyên tắc như sau:

Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.

Doanh nghiệp không được thực hiện chia lợi nhuận hay trả cổ tức trên số tiền lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ lúc cuối kỳ.

Ghi chú: Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

1) Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;

2) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

– Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

– Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

3) Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.

4) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.

Một số điểm cần chú ý khi đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối năm và các nghiệp vụ khác liên quan đến ngoại tệ

Theo Khoản 1 Điều 4, Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Luật thuế TNDN đối với doanh nghiệp có đủ điều kiện sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ cần đảm bảo những điều sau:

– Có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp về việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán;

– Kê khai, nộp thuế bằng đồng Việt Nam;

– Báo cáo tài chính phải được trình bày bằng đồng Việt Nam và được kiểm kiểm toán;

– Lỗ kết chuyển, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên báo cáo đã chuyển đổi ra đồng Việt Nam

Thường xuyên theo dõi số nguyên tệ của doanh nghiệp trên sổ chi tiết các tài khoản gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn góp của chủ sở hữu, các khoản phải thu và phải trả.

Thực hiện đúng theo các nguyên tắc ghi nhận khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ cũng như nguyên tắc ghi nhận khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ.

Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ phải được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính (trong trường hợp lỗ) hay doanh thu hoạt động tài chính (trong trường hợp lãi).

Sử dụng tỷ giá công bố  của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên thực hiện giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính nên rà soát tất cả các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn lại nhằm tránh tình trạng bỏ sót khoản mục.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CÓ GỐC NGOẠI TỆ CUỐI KỲ

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *