Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm là điều mà các doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Vấn đề ghi nhận, đánh giá, xử lý và hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái luôn là vấn đề phức tạp đối với doanh nghiệp và cũng nảy sinh nhiều vướng mắc từ văn bản pháp lý đến áp dụng thực tế. Do vậy, đây là một trong những vấn đề luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp, khi mà hoạt động giao thương với các đối tác nước ngoài ngày càng nhiều hơn.

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

Trong thị trường, giá ngoại hối được biểu diễn dưới dạng cặp tiền tệ hoặc báo giá tỷ giá trong đó giá trị tương đối của một đơn vị tiền tệ được tính bằng đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái, được áp dụng cho khách hàng có nhu cầu mua một loại tiền tệ định giá được gọi là giá bán. Đây là mức giá cao nhất mà một cặp tiền tệ sẽ được mua. Và giá mua ngoại tệ được gọi là giá bán. Đó là mức giá thấp nhất mà một cặp tiền tệ sẽ được chào bán. Giá bán luôn thấp hơn giá mua. Sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán được gọi là chênh lệch giá.

1. Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ – Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế

a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

– Nếu hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc:

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

– Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

2. Nguyên tắc kế toán cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

– Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.

– Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

– Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

Tham khảo: Hạch toán chênh lệch tỷ giá tài khoản 413

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

3. Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

a) Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ bằng ngoại tệ

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh trong ngày)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ nhưng chưa thanh toán, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ… bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…

Có các TK 331, 341, 336…

c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ

– Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

– Khi nhận vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ từ người bán:

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).

d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ,…) ghi:

Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

Một số điểm cần chú ý khi đánh giá lại chênh lệch tỷ giá và các nghiệp vụ khác liên quan đến ngoại tệ

Theo Khoản 1 Điều 4, Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Luật thuế TNDN đối với doanh nghiệp có đủ điều kiện sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ cần đảm bảo những điều sau:

– Có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp về việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán;

– Kê khai, nộp thuế bằng đồng Việt Nam;

– Báo cáo tài chính phải được trình bày bằng đồng Việt Nam và được kiểm kiểm toán;

– Lỗ kết chuyển, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên báo cáo đã chuyển đổi ra đồng Việt Nam

Thường xuyên theo dõi số nguyên tệ của doanh nghiệp trên sổ chi tiết các tài khoản gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn góp của chủ sở hữu, các khoản phải thu và phải trả.

Thực hiện đúng theo các nguyên tắc ghi nhận khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ cũng như nguyên tắc ghi nhận khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ.

Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ phải được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính (trong trường hợp lỗ) hay doanh thu hoạt động tài chính (trong trường hợp lãi).

Sử dụng tỷ giá công bố  của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên thực hiện giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính nên rà soát tất cả các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn lại nhằm tránh tình trạng bỏ sót khoản mục.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *