Công văn xin mở lại mã số thuế

Công văn xin mở lại mã số thuế, đơn đề nghị khôi phục mã số thuế là gì? Công văn xin mở lại mã số thuế, đơn đề nghị khôi phục mã số thuế để làm gì? CKTC hướng dẫn soạn thảo công văn xin mở lại mã số thuế, đề nghị khôi phục mã số thuế.

Công văn xin mở lại mã số thuế

Thuế có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống. Mã số thuế được hiểu là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để nhằm mục đích cấp cho từng người nộp thuế theo quy định của các Luật Thuế, Pháp lệnh phí và lệ phí bao gồm cả các chủ thể là những người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế được dùng để có thể nhận biết, xác định từng người nộp thuế và thông qua đó giúp cơ quan Nhà nước quản lý thống nhất đến nhiều đối tượng trên phạm vi toàn quốc. Có nhiều mẫu biên bản được lập ra liên quan đến các vấn đề về mã số thuế. Công văn xin mở lại mã số thuế là một trong số đó. Cùng CKTC tìm hiểu về các mẫu công văn này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

1. Công văn xin mở lại mã số thuế, đơn đề nghị khôi phục mã số thuế là gì?

Công văn xin mở lại mã số thuế, đề nghị khôi phục mã số thuế được sử dụng khi chủ thể là người nộp thuế là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hiện đang trong tình trạng bị Cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng Cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công văn xin mở lại mã số thuế, đề nghị khôi phục mã số thuế ghi rõ thông tin người nộp thuế, lý do đề nghị khôi phục mã số thuế, các loại hồ sơ đính kèm,…

2. Công văn xin mở lại mã số thuế, đề nghị khôi phục mã số thuế để làm gì?

Trong suốt quá trình hoạt động, nếu các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp chẳng may vì một lý do nào đó mà bị đóng mã số thuế thì các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xin khôi phục lại mã số thuế. Công văn xin mở lại mã số thuế, đề nghị khôi phục mã số thuế là mẫu công văn được lập ra để giúp doanh nghiệp xin cấp lại mã số thuế và đi vào hoạt động bình thường. Công văn xin mở lại mã số thuế, đề nghị khôi phục mã số thuế được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và có những ý nghĩa quan trọng.

3. Công văn xin mở lại mã số thuế, đề nghị khôi phục mã số thuế: Theo mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC

4. Đóng mã số thuế được hiểu như sau:

Đóng mã số thuế được hiểu cơ bản là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế dã bị khóa, hay bị đóng buộc công ty đó sẽ phải bị phải ngừng hoạt động, các công ty, doanh nghiệp cũng vì thế mà không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế cụ thể như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hay một số các công việc cụ thể khác.

5. Các trường hợp bị đóng mã số thuế:

Các trường hợp bị đóng mã số thuế bao gồm:

– Doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh: Chủ thể là cán bộ cơ sở kiểm tra trụ sở công ty nhưng lại không thấy treo biển hiệu và không có hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì trường hợp này sẽ bị đóng mã số thuế.

– Doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế: do chủ thể là giám đốc doanh nghiệp không nắm vững quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế dẫn đến không nộp tờ khai ở một hoặc nhiều kỳ liên tục thì trường hợp này sẽ bị đóng mã số thuế.

– Doanh nghiệp không nộp tiền thuế khi có phát sinh thì trường hợp này sẽ bị đóng mã số thuế.

– Doanh nghiệp không phản hồi thông báo của cơ quan thuế về các vấn đề nêu trên khi cơ quan thuế gửi thông báo quá 3 lần thì trường hợp này sẽ bị đóng mã số thuế.

6. Khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì các doanh nghiệp không thể thực hiện những việc cụ thể như sau:

– Khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì các doanh nghiệp không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng.

– Khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì các doanh nghiệp không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:

+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nếu có).

+ Bản báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

+ Doanh nghiệp không thể làm các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp,, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, bộ báo cáo tài chính năm,…

7. Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau trước khi đóng mã số thuế:

Doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn.

Doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Công văn xin mở lại mã số thuế

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *