Theo quy định của Pháp luật Việt Nam đối với hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực: Tư vấn đầu tư và xây dựng, cung cấp vật tư – thiết bị công nghệ kèm theo dịch vụ kỹ thuật liên quan đến công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình thì nhà thầu nước ngoài phải xin cấp Giấy phép thầu.
♦ Điều kiện để được cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam:
- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.
- Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.
- Đã có hợp đồng giao nhận thầu.
- Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam:
- Đã trúng thầu hoặc được chọn thầu.
- Đã có hợp đồng giao nhận thầu.
Trong mọi trường hợp được giao thầu (do thắng thầu thông qua đấu thầu hoặc được chọn thầu) nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam).
Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
♦ Hồ sơ xin cấp giấy phép thầu nước ngoài tại Việt Nam:
- Đơn xin cấp giấy phép thầu;
- Bản sao văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp;
- Bản sao Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức, giấy phép hoạt động tư vấn đối với cá nhân) và chứng chỉ hành nghề của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
- Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và báo cáo kiểm toán tài chính trong 3 năm gần nhất (Đối với trường hợp gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam);
- Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc bản cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (Đã có trong hồ sơ dự thầu hay hồ sơ chào thầu);
- Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
- Tư vấn điều kiện để được cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam;
- Tư vấn các thủ tục làm xin cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng để được cấp Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
- Thực hiện thủ tục xin Giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đăng ký và xin cấp con dấu Văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài.
♦ Văn bản pháp luật:
Để quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 87/2004/QĐ-Ttg ngày 19 tháng 05 năm 2004 về việc Ban hành quy chế quản lý của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Có thể nói Quyết định 87/2004 đã dự liệu đầy đủ các quy định và điều kiện liên quan đến hoạt động nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam trong các năm qua và hiện tại văn bản này vẫn còn hiệu lực áp dụng. Năm 2012 nhằm điều chỉnh một số điểm của Quyết định số 87/2004/QĐ-Ttg phù hợp với tình hình hiện tại Quyết định số 03/2012/ QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2012 trong đó quy định rộng hơn phạm vi áp dụng của văn bản, sửa đổi một số nội dung liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu, thời hạn cấp giấy phép thầu, một số thông tin liên quan đến văn phòng điều hành của nhà thầu và một số nội dung khác
Xem thêm: Giấy phép lao động