Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đối với mỗi mục cần thực hiện thay đổi doanh nghiệp cần lưu ý các quy định của pháp luật để việc thực hiện thay đổi đăng ký đúng các quy định của pháp luật cũng như tránh được các rủi ro pháp lý phát sinh liên quan. Với mong muốn “Tìm đến Chìa Khóa Thành Công, tìm đến câu trả lời” Chìa Khóa Thành Công tin tưởng rằng sẽ đem đến cho doanh nghiệp dịch vụ tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh và pháp lý liên quan hoàn hảo nhất mà không đơn thuần chỉ là dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh.
Từ ngày 01/07/2015 Luật Doanh nghiệp 2014 bắt đầu có hiệu lực có rất nhiều vấn đề cần lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Khác biệt lớn nhất là khi doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới chỉ còn 4 nội dung bao gồm:
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp
- Thông tin người đại diện theo pháp luật (Đối với Công ty TNHH còn có thêm thông tin về thành viên công ty).
Khi thay đổi đăng ký kinh doanh đối với nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh, thông tin cổ đông công ty cổ phần sẽ được ghi nhận tại Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Các nội dung đặc biệt lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh từ ngày 01/07/2015:
– Thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
Khi doanh nghiệp bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh vẫn phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh. Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, mặc dù theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không còn ghi nhận thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau: “Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây: Thay đổi ngành, nghề kinh doanh”. Do đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề gì thì vẫn phải đăng ký kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đây là nội dung chúng tôi đặc biệt lưu ý với doanh nghiệp vì hiện nay chúng tôi tiếp nhận thông tin nhiều doanh nghiệp đang hiểu sai tinh thần của luật với lý do cho rằng doanh nghiệp được tự do kinh doanh các ngành nghề không cấm và không phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh. Cách hiểu này rất sai lầm dẫn tới những hậu quả pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt liên quan đến vấn đề xuất hóa đơn giá trị gia tăng và truy thu thuế khi thanh quyết toán thuế.
– Thay đổi tên doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên công ty thì doanh nghiệp ngoài việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, in ấn lại hóa đơn VAT, thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc thay đổi giấy phép con,… (nếu doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện sau đăng ký kinh doanh)Điểm khác biệt kể từ ngày 01/07/2015 là, khi doanh nghiệp có nhu cầu khắc dấu pháp nhân mới với tên công ty mới thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và thậm chí được quyền giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ. Đây thực sự là bước đột phá trong quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý doanh nghiệp chỉ có quyền quyết định số lượng, hình thức con dấu nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp không cần có con dấu pháp nhân trong quá trình hoạt động như nhiều doanh nghiệp hoặc doanh nhân hiểu sai tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014. Hiện nay, doanh nghiệp thực hiện khắc dấu và có trách nhiệm công bố mẫu dấu của doanh nghiệp sau đó được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận công bố mẫu dấu của doanh nghiệp. Do cơ quan công an hiện không còn quản lý con dấu như trước đây nữa nên doanh nghiệp sẽ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu như trước đây nữa.
– Thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp
Khi thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp cần lưu ý nếu thay đổi chuyển sang quận mới, hoặc tỉnh thành phố mới doanh nghiệp phải xác nhận nghĩa vụ thuế nơi trụ sở cũ và cũng phát sinh thêm thủ tục đăng ký lại dấu pháp nhân của doanh nghiệp. Nếu trong cùng quận huyện thì sau khi thay đổi doanh nghiệp thông báo về sự thay đổi với các cơ quan, đối tác liên quan để ghi nhận địa chỉ mới nhằm thống nhất sử dụng địa chỉ trong chứng từ giao dịch, đặc biệt là hóa đơn chứng từ thuế, sao kê ngân hàng,…Mặt khác, trước khi doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục chuyển trụ sở chính của doanh nghiệp khác quận thì phải thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế hiện tại. Sau khi có kết quả xác nhận nghĩa vụ thuế của chi Cục thuế cũ doanh nghiệp bắt đầu thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Thay đổi do chuyển nhượng, bổ sung thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp
Luật Việt An sẽ tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến chuyển nhượng vốn, đặc biệt tư vấn cho doanh nghiệp thủ tục chuyển nhượng thông qua hình thức chuyển khoản và kê khai thuế thu nhập cá nhân liên quan đến việc chuyển nhượng vốn. Chìa Khóa Thành Công tư vấn điều kiện rút và bổ sung thành viên, cổ đông cho doanh nghiệp;
– Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
Khác với Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ cho phép một số loại hình doanh nghiệp mới có thể giảm vốn điều lệ, đối với các loại hình doanh nghiệp được giảm vốn điều lệ thì cũng chỉ được giảm theo tỷ lệ phần trăm nhất định và căn cứ theo báo cáo tài chính tại thời điểm giảm vốn. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì các loại hình doanh nghiệp đều có thể được giảm vốn điều lệ theo tỷ lệ phần trăm nhất định và căn cứ theo báo cáo tài chính tại thời điểm giảm vốn và phải đảm bảo thực hiện đủ các quyền và nghĩa vụ về tài sản đến thời điểm giảm vốn.Khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp lưu ý thủ tục góp vốn bằng chuyển khoản. Đặc biệt lưu ý tính chịu trách nhiệm của chủ sở hữu vốn góp, mức thuế môn bài. Trong trường hợp việc tăng mức vốn điều lệ làm tăng nghĩa vụ thuế môn bài của doanh nghiệp thì ngay sau khi thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài bổ sung theo mức vốn mới.
– Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp lưu ý những người đã từng là người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp chưa thực hiện xong các nghĩa vụ với cơ quan thuế sẽ không được tiếp tục đăng ký với tư cách là người đại diện theo pháp luật của bất kỳ doanh nghiệp khác. Luật Doanh nghiệp 2014 đã bãi bỏ hạn chế đối với chức danh giám đốc, tổng giám đốc của công ty cổ phần thì không được đồng thời là giám đốc, tổng giám đốc của các loại hình doanh nghiệp khác. Đây thực sự là một quy định hợp lý vì thực chất việc là Giám đốc, Tổng giám đốc nhiều công ty cổ phần nó không vì thế mà làm hại đến các đơn vị khác.
– Tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp phát sinh thêm địa chỉ kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp trong cùng một tỉnh, thành phố thì mô hình địa điểm kinh doanh là mô hình rất linh động doanh nghiệp nên áp dụng, tuy nhiên, với mỗi địa điểm kinh doanh doanh nghiệp sẽ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh phát sinh. Ngoài ra, từ ngày 01/07/2015 khi thay đổi đăng ký kinh doanh thì địa điểm kinh doanh cũ đã được đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không còn thông tin, doanh nghiệp chỉ chứng minh địa điểm kinh doanh cũ này được đăng ký trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Đối với địa điểm kinh doanh mới thành lập, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh độc lập với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bổ sung, thay đổi, thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp
Chìa Khóa Thành Công tư vấn các thủ tục pháp lý, các vấn đề phát sinh liên quan đến mối quan hệ của công ty mẹ với văn phòng đại diện hoặc chi nhánh;
Xem thêm:
CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.