Mẫu giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng – Mẫu C15-TS được ban hành kèm theo Quyết định số:1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về việc xác nhận người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng bảo hiểm. Giấy xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi bảo lưu thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
BẢO HIỂM XÃ HỘI ………… …………………………………… |
Mẫu C15-TS (Ban hành kèm theo Quyết định số:1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam) |
GIẤY XÁC NHẬN THỜI GIAN ĐÓNG BHTN CHƯA HƯỞNG
Họ và tên:……………………………………………………………………………………………………….
Ngày sinh:……………………………………………………………………………………………………….
Mã số:………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………………………………………………………
Từ tháng năm | Đến tháng năm | Diễn giải | Căn cứ đóng |
1 | 2 | 3 | 4 |
…/……. | …/……. | – Cấp bậc, chức vụ; chức danh nghề, công việc; tên đơn vị. | |
– Nơi làm việc: | |||
– Tổng tiền lương đóng (đồng) | |||
+ Lương chính (hệ số hoặc đồng) | |||
+ Phụ cấp chức vụ (hệ số) | |||
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung (%) | |||
+ Phụ cấp thâm niên nghề (%) | |||
+ Phụ cấp khu vực (hệ số) | |||
+ Hệ số chênh lệch, bảo lưu (hệ số) | |||
…………….. |
Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng đến tháng …. năm …. là …. năm …..tháng
Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) |
……., ngày……tháng……năm…… Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Chỉ cấp đối với người có thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
Hướng dẫn lập Xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng (Mẫu số C15-TS)
a. Mục đích: để ghi nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng đối với những trường hợp đã giải quyết trợ cấp BHXH một lần, nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
b. Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH nơi giải quyết trợ cấp BHXH một lần.
c. Thời gian lập: khi có phát sinh.
d. Căn cứ lập: căn cứ vào sổ BHXH của người tham gia.
e. Phương pháp lập:
- Cột 1, cột 2 “Từ tháng năm”, “Đến tháng năm”: Ghi thời gian đóng BHXH, BHTN của người tham gia từ tháng … năm … đến tháng … năm …
- Cột 3 “Diễn giải”:
- Cấp bậc, chức vụ: Ghi cấp bậc, chức vụ của người tham gia, để xác định tiền lương hoặc phụ cấp đóng BHXH, BHTN.
- Chức danh nghề, công việc: Ghi chức danh nghề, công việc của người tham gia, để xác định mức độ công việc (bình thường; nặng nhọc, độc hại; đặc biệt nặng nhọc, độc hại).
- Tên đơn vị: Ghi tên đơn vị nơi người tham gia đang đóng BHXH, BHTN.
- Nơi làm việc: Ghi “Nơi làm việc:” xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố) nơi người tham gia làm việc, để xác định nơi làm việc có phụ cấp khu vực hoặc không có phụ cấp khu vực.
- Tổng tiền lương đóng BHXH, BHTN (Việt Nam đồng):
- Lương chính (hệ số hoặc Việt Nam đồng).
- Phụ cấp chức vụ (hệ số).
- Phụ cấp thâm niên vượt khung (%).
- Phụ cấp thâm niên nghề (%).
- Phụ cấp khu vực (hệ số).
- Hệ số chênh lệch, bảo lưu (hệ số).
- Phụ cấp khác (nếu có).
- Cột 4 “Căn cứ đóng”: ghi số tiền hoặc hệ số hoặc tỷ lệ cùng hàng với các nội dung diễn giải ở cột 3.
Xem thêm:
Thủ tục đăng ký, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời hạn làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động được chi trả trợ cấp thất nghiệp 1 lần khi nào