Hạch toán lỗ phát sinh từ hoạt động thanh lý tài sản cố định

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói và dịch vụ thành lập công ty giá rẻ tại Việt Nam. Bài viết tham khảo cách hạch toán lỗ phát sinh từ hoạt động thanh lý tài sản cố định.

Hạch toán lỗ phát sinh từ hoạt động thanh lý tài sản cố định

Chìa Khóa Thành Công hướng dẫn hạch toán lỗ phát sinh từ hoạt động thanh lý tài sản cố định cho quý doanh nghiệp tham khảo.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC bán thanh lý tài sản cố định (do kém chất lượng không sử dụng được), nguyên giá mua 2,2 tỷ đồng, đã khấu hao 1,1 tỷ đồng; giá trị còn lại 1,1 tỷ đồng. Giá bán khi thanh lý chỉ 800 triệu đồng. Công ty lỗ 300 triệu đồng. Công ty muốn biết khoản lỗ thanh lý tài sản cố định có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Về vấn đề hạch toán khoản lỗ phát sinh từ hoạt động thanh lý tài sản cố định.

Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định:

“2. Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh.

Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn.

Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.

3. Việc xác định thu nhập chịu thuế đối với một số hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:

đ) Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) bằng số tiền thu được từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản”.

Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) quy định:

“1. Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:…

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật…

c) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc:…”.

Theo Tiết 3.2.2, Khoản 3, Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, “Trường hợp thanh lý  tài sản cố định (TSCĐ): TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý tài sản cố định,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ”.

Tiết 3.13, Khoản 3, Điều 113 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định:

“3.13. Chi phí khác (Mã số 32):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Riêng đối với giao dịch thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý TSCĐ”.

Như vậy, tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về thủ tục thanh lý tài sản cố định ( thủ tục thanh lý TSCĐ ) trong doanh nghiệp. Đề nghị Công ty TNHH ABC nghiên cứu và thực hiện theo các quy định nêu trên.

Xem thêm: Thủ tục thanh lý tài sản cố định

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Hạch toán lỗ phát sinh từ hoạt động thanh lý tài sản cố định

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.