Dịch vụ kế toán CKTC hướng dẫn cách xử lý khi khách hàng mua hàng không lấy hóa đơn.
– Khách mua hàng không lấy hóa đơn GTGT phải xử lý thế nào, phải kê khai thuế GTGT như thế nào?
– Nếu giá trị từng lần > 200.000đ hoặc < 20.000đ cho khách lẻ thì có cần phải xuất hóa đơn hay không?
– Văn bản pháp lý nào quy định?
*Căn cứ xử lý khi khách hàng mua hàng không lấy hóa đơn
– Theo điều 16 điểm b Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính
– Theo điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính
* Theo đó cách xử lý khi khách hàng mua hàng không lấy hóa đơn
– Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
– Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
– Người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.
– Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
*Như vậy cách xử lý khi khách hàng mua hàng không lấy hóa đơn
– Khi bán hàng, nếu có giá trị > 200.000 thì phải xuất hóa đơn (dù khách hàng không lấy hóa đơn).
– Nếu không xuất thì sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu. (Theo điều 5 Thông tư 176/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư 10/2014/TT-BTC)
– Khi bán hàng, nếu có giá trị < 200.000 thì phải xuất hóa đơn nếu khách hàng yêu cầu, nếu khách hàng không lấy hóa đơn thì cuối ngày lập 01 hóa đơn theo tổng số tiền trên bảng kê (dù khách hàng không lấy hóa đơn).
*Nhưng theo Công văn 165/TCT-DNL ngày 12 tháng 01 năm 2017 về lập hóa đơn giá trị gia tăng 2017
*Căn cứ:
– Tại Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
*Theo đó:
– Trường hợp Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam cung cấp dịch vụ truyền hình gồm: truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và các dịch vụ GTGT khác qua mạng truyền hình cáp (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng) mà khách hàng không lấy hóa đơn thì Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam lập chung một (01) hóa đơn ghi nhận tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong kỳ tính cước. Chỉ tiêu người mua trên hóa đơn ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn”.
– Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu về giá trị dịch vụ truyền hình đã cung cấp cho khách hàng đảm bảo toàn bộ giá trị dịch vụ cung cấp cho khách hàng đều được hạch toán ghi sổ kế toán và kê khai thuế. Dữ liệu giá trị dịch vụ cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo lưu trữ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác.
*Chi tiết tại: Công văn 165/TCT-DNL ngày 12 tháng 01 năm 2017 về lập hóa đơn giá trị gia tăng 2017.