Khi mang hóa đơn, chứng từ đi đường, nhân viên kế toán có thể bị cướp giật túi xách, dẫn tới mất hóa đơn đã sử dụng. Trường hợp này được xử lý thế nào, Kế toán CKTC xin chia sẻ với các bạn qua bài viết Xử lý hóa đơn mất do bị cướp giật
1. Quy định của Pháp luật về sự kiện bất khả kháng
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012, quy định:
– Tại khoản 4 Điều 11 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính: “Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng”
– Tại khoản 14, Điều 2 giải thích từ ngữ:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép“.
Theo quy định trên, trường hợp bị cướp giật, là sự kiện bất khả kháng, không thể lường được, không thể khắc phục được, nên hành vi vi phạm hành chính mất hoá đơn do cướp giật không bị xử phạt vi phạm hành chính
2. Xử lý với trường hợp làm mất hoá đơn do bị cướp giật
Tại khoản 2 Điều 24 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn:
“2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.
Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán: kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn”.
Tại điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 21. Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
1. Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hóa đơn không tiếp tục sử dụng trong các trường hợp sau:
d) Hóa đơn mất, cháy, hỏng theo hướng dẫn tại Điều 24 Thông tư này”.
2. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo hết giá trị sử dụng của các hóa đơn sau:
Hóa đơn không tiếp tục sử dụng do tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này“.
Theo quy định trên, trường hợp hoá đơn bị mất do bị cướp giật được xử lý như sau:
- Trình báo công an phường về việc bị cướp giật
- Hai bên lập biên bản ghi nhận hoá đơn đã mất có xác nhận của công an phường
- Người bán kê khai nộp thuế đầu ra với những hoá đơn đã mất
- Người bán copy liên 1 có xác nhận giao cho người mua kê khai thuế đầu vào
- Thông báo với cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng với những hoá đơn đã mất
- Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo hết giá trị sử dụng của các hóa đơn bị mất