Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Ngày 07/11/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2022/TT-BTC hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Quỹ). Để cập nhật thông tin về trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và thực hiện đúng pháp luật về thuế, CKTC xin tóm tắt nội dung của Thông tư này, như sau:

Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

1. Đối tượng áp dụng trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ – Trích lập quỹ phát triển KH&CN

Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).

2. Mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) của doanh nghiệp được trích hàng năm không quá 10% trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); khoản trích này được xác định theo từng kỳ tính thuế TNDN, được tính vào chi phí quản lý và được trừ vào thu nhập tính thuế TNDN khi xác định thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế, cụ thể:

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, căn cứ vào khả năng và nhu cầu chi cho các hoạt động KH&CN, doanh nghiệp thực hiện trích từ 3% đến 10% thu nhập chịu thuế TNDN.

+ Đối với doanh nghiệp còn lại, do doanh nghiệp tự quyết định mức trích, nhưng không quá 10% thu nhập chịu thuế TNDN.

3. Nguyên tắc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ – Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

– Chi cho hoạt động đầu tư nghiên cứu, phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

– Các khoản chi từ Quỹ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định và nội dung chi Quỹ theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi từ Quỹ và các khoản tiền chậm nộp, tiền lãi phát sinh từ số thuế TNDN phải nộp xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 67/2022/TT-BTC.

– Khoản Quỹ trích trước thì sử dụng trước.

– Trong năm, có nhu cầu sử dụng cho hoạt động KH&CN vượt số tiền Quỹ hiện có thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN hoặc trích trước Quỹ của các năm tiếp theo.

4. Nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích; không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hàng năm

4.1. Nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp sử dụng Quỹ không đúng mục đích

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Quỹ không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích tương ứng với khoản sử dụng không đúng mục đích và tiền lãi (là mức tiền chậm nộp) phát sinh từ số thuế TNDN đó, kể từ ngày tiếp theo ngày trích Quỹ đến ngày liền kề trước ngày số thuế thu hồi nộp vào ngân sách Nhà nước (được tính liên tục).

4.2. Nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm

– Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ khi trích lập Quỹ mà doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm, đồng thời phải nộp tiền lãi phát sinh từ số thuế TNDN, cụ thể:

+ Trường hợp nhận điều chuyển Quỹ thì thời hạn là 05 năm kể từ kỳ tính thuế TNDN nhận điều chuyển Quỹ.

+ Lãi suất tính tiền lãi phát sinh đối với số thuế TNDN thu hồi tính trên phần Quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn 01 (một) năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là 02 (hai) năm theo quy định tại Luật Thuế TNDN.

– Số Quỹ đã sử dụng bao gồm:

+ Số tiền Quỹ chi đúng mục đích đã được quyết toán theo quy định;

+ Số tiền đã tạm ứng và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhưng chưa đủ điều kiện quyết toán để thực hiện các hoạt động của Quỹ;

+ Các khoản điều chuyển từ Quỹ của tổng công ty với doanh nghiệp thành viên, của công ty mẹ với công ty con hoặc ngược lại;

+ Các khoản tiền nộp về Quỹ phát triển KH&CN quốc gia hoặc Quỹ phát triển KH&CN của các Bộ chủ quản, tỉnh, thành phố (nếu có) theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Việc điều chuyển giữa Quỹ của công ty mẹ với công ty con và ngược lại chỉ áp dụng đối với công ty mẹ sở hữu 100% vốn của công ty con và không bao gồm các trường hợp điều chuyển Quỹ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc điều chuyển Quỹ của công ty mẹ ở Việt Nam điều chuyển cho công ty con ở nước ngoài.

4.3. Trường hợp doanh nghiệp trích Quỹ và doanh nghiệp điều chuyển Quỹ không được ưu đãi thuế TNDN thì thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp theo từng kỳ tính thuế của doanh nghiệp khi trích lập Quỹ hoặc thời điểm điều chuyển Quỹ.

4.4. Việc xác định thuế TNDN đối với trường hợp trích lập Quỹ trong thời gian doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN

– Trường hợp doanh nghiệp có trích Quỹ trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% đối với số Quỹ đã được trích trong thời gian doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN, thì số thuế TNDN thu hồi được xác định theo mức ưu đãi thuế TNDN tại thời điểm trích lập Quỹ.

– Trường hợp doanh nghiệp vừa có trích Quỹ, vừa có nhận điều chuyển Quỹ từ doanh nghiệp khác trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN, nếu doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% đối với số Quỹ đã trích và nhận điều chuyển, thì số thuế TNDN thu hồi được xác định như sau:

+ Đối với số tiền trích lập Quỹ tại doanh nghiệp được xác định theo mức ưu đãi thuế TNDN tại thời điểm trích lập Quỹ.

+ Đối với số tiền doanh nghiệp nhận điều chuyển từ doanh nghiệp khác thì số thuế TNDN thu hồi được xác định tại thời điểm điều chuyển như sau: Nếu doanh nghiệp điều chuyển không được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì số thuế TNDN thu hồi được xác định theo mức thuế suất thuế TNDN không được hưởng ưu đãi; nếu doanh nghiệp điều chuyển đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì số thuế TNDN thu hồi được xác định theo mức ưu đãi thuế TNDN.

Việc xác định số tiền điều chuyển sử dụng không đúng mục đích, chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% được phân bổ theo tỷ lệ giữa số tiền nhận điều chuyển với số Quỹ trong kỳ tính thuế (bao gồm số tiền trích Quỹ và số tiền nhận điều chuyển).

4.5. Doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế TNDN đối với số Quỹ sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

5. Quản lý tài sản hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ – Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

– Doanh nghiệp phải lập hồ sơ tài sản cố định được hình thành từ nguồn Quỹ để theo dõi quản lý theo quy định pháp luật và không được tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 67/2022/TT-BTC.

– Các tài sản cố định đã được đầu tư từ nguồn Quỹ, nếu doanh nghiệp có thực hiện sửa chữa, nâng cấp thì tiếp tục sử dụng nguồn Quỹ của doanh nghiệp để chi trả.

– Trường hợp tài sản cố định đã được hình thành từ nguồn Quỹ để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu KH&CN chưa hết hao mòn, nếu chuyển giao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phần giá trị còn lại của tài sản cố định tính vào thu nhập khác và phần giá trị còn lại của tài sản cố định đó được trích khấu hao, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

– Trường hợp tài sản cố định đã được hình thành từ nguồn Quỹ chưa hết hao mòn vừa dùng cho hoạt động nghiên cứu KH&CN, đồng thời dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiếp tục theo dõi quản lý theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và không phải tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

–  Trường hợp tài sản cố định được hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN của doanh nghiệp, sau đó được chuyển giao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giá trị của tài sản cố định tính vào thu nhập khác và giá trị của tài sản cố định đó được trích khấu hao, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

– Trường hợp tài sản cố định được mua từ nguồn Quỹ có thực hiện điều chuyển tài sản này, thì doanh nghiệp phải xác định giá trị còn lại để điều chỉnh tăng, giảm nguồn Quỹ khi điều chuyển tài sản.

– Đối với tài sản cố định đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sang dùng cho hoạt động nghiên cứu KH&CN, doanh nghiệp xác định giá trị còn lại của tài sản cố định để chi mua tài sản cố định từ nguồn Quỹ và theo dõi tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 67/2022/TT-BTC.

– Các trường hợp thanh lý tài sản phục vụ cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành.

– Các tài sản khác, doanh nghiệp phải tổ chức quản lý theo dõi theo quy định, đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

6. Quản lý Quỹ trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp – Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

– Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức lại doanh nghiệp mà dẫn tới hình thành một doanh nghiệp mới theo quy định pháp luật Việt Nam thì doanh nghiệp mới thành lập được kế thừa và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng Quỹ của doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp trước khi tổ chức lại doanh nghiệp.

– Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức lại và không thuộc các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp sau khi tổ chức lại được kế thừa và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng Quỹ của doanh nghiệp trước khi tổ chức lại. Việc phân chia Quỹ phát triển KH&CN do (các) doanh nghiệp quyết định và thông báo với cơ quan thuế.

7. Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ – Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Hàng năm, doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ; trường hợp các doanh nghiệp có sự điều chuyển nguồn giữa các Quỹ thì doanh nghiệp nhận điều chuyển phải báo cáo tình hình nhận điều chuyển và sử dụng số tiền Quỹ được điều chuyển. Thời hạn Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ  cùng thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm của doanh nghiệp.

8. Hiệu lực thi hành – Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

– Thông tư số 67/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2022 và áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế từ kỳ tính thuế TNDN năm 2022. Bãi bỏ Điều 4, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ KH&CN và Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

– Nội dung chi, hướng dẫn sử dụng Quỹ và nộp Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp về Quỹ phát triển KH&CN theo văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trường hợp dẫn chiếu trong Thông tư số 67/2022/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *