Thông tư 37 tăng rủi ro cho doanh nghiệp

Ý kiến của ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khi nói về Thông tư 37/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Nội dung thông tư và phục lục: Phu luc               TT 37-2015-BCT

Một doanh nghiệp cho biết, họ phải tốn phí từ 1,67 triệu đồng/mẫu hàng dệt may kiểm tra chất lượng.

Ngày 10-12, tại hội thảo “Thông tư 37 và mức độ giải quyết khó khăn của doanh nghiệp trong kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm đối với sản phẩm dệt may”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, Thông tư 37 của Bộ Công Thương về cơ bản đạt được 2 điểm nhỏ là thu hẹp phạm vi điều chỉnh và giảm một số hồ sơ. Hai điểm đó so với yêu cầu cải cách toàn diện về kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu có thể nói chưa đạt.

Yêu cầu đầu tiên của Nghị quyết 19/NQ-CP là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó thu hẹp tối đa phạm vi quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu, giảm rủi ro, chi phí  cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro với doanh nghiệp khi thực hiện Thông tư 37 lại rất nhiều.

“Từ Điều 1 đến Điều cuối cùng của Thông tư có nhiều điểm không rõ ràng dẫn tới áp dụng tùy tiện, hôm nay đúng ngày mai có thể sai và áp dụng khác nhau giữa mỗi địa phương. Đây là rủi ro không lường trước được. Đối với rủi ro thương mại có thể lường trước được nhưng ở Thông tư có hàng chục điểm không rõ ràng về cách hiểu thực hiện khiến doanh nghiệp không tiên liệu được việc thực thi quy định này. Từ đó, không làm giảm chi phí cho doanh nghiệp!”, ông Cung nói.

Một điểm khác của Thông tư 37 cũng được đề cập đến, đó là, tinh thần của Nghị quyết 19 là phải chuyển sang hậu kiểm dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, một mặt để giảm quản lý Nhà nước, tăng hiệu lực quản lý Nhà nước (tức là tập trung vào quản lý chỗ rủi ro nhất còn những chỗ bình thường thì không cần). Cách quản lý này rất nhân văn bởi pháp luật khuyến khích người dân tuân thủ luật pháp, càng tuân thủ thì người ta càng được tôn trọng và càng ít tốn kém. Tuy nhiên thông tư này hoàn toàn không đáp ứng được về mặt quản lý rủi ro với doanh nghiệp.

Cũng theo vị chuyên gia này, trong Nghị quyết 19 đề ra một loạt yêu cầu sửa đổi Thông tư 32, đầu tiên là liệt kê ra hàng loạt sản phẩm thuộc diện loại trừ nhưng trong Thông tư 37 không có bóng dáng của yêu cầu đó. Đây là yêu cầu của Chính phủ, Bộ Công Thương phải tuân thủ, lẽ nào Bộ Công Thương phớt lờ?

Về phía doanh nghiệp, bà Tống Thị Bích Huệ, đại diện của Hiệp hội Dệt may Viê Nam cho biết, trong Thông tư 37, nội dung nhận được nhiều phản hồi nhất của các doanh nghiệp là quy định khi cơ quan chức năng “kiểm tra xác suất” thì doanh nghiệp phải trả chi phí.

Như vậy, nếu thực hiện đúng trình tự kiểm tra tất cả các lô, các mẫu, doanh nghiệp sẽ phải tốn cả trăm triệu đến vài tỷ đồng, vì vậy các doanh nghiệp cho quy định chi phí kiểm tra xác suất đổ về doanh nghiệp là không hợp lý.

“Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ chuyển mẫu đến cho cơ quan chức năng kiểm tra theo thủ tục hành chính, chứ ít trường hợp kiểm tra đột xuất, ngoại trừ những doanh nghiệp làm ăn gian dối. Trong khi đó nếu quy định tất cả chi phí “kiểm tra xác suất” doanh nghiệp sẽ phải chịu gây khó khăn cho doanh nghiệp”, bà Huệ cho hay.

Một doanh nghiệp dệt may ở Hà Nội phản ánh, doanh nghiệp phải tốn phí từ 1,67 triệu đồng/mẫu hàng dệt may kiểm tra chất lượng. Trung bình mỗi lô hàng cần kiểm tra hàm lượng formaldehyt từ 3-4 mẫu, có lô kiểm tra tới 7 mẫu. Về thời gian, doanh nghiệp phải chờ 3-5 ngày làm việc mới có kết quả, còn nếu muốn nhanh hơn thì phải tốn thêm chi phí (khoảng 700.000 đồng lấy trong ngày).

Chỉ riêng chi nhánh ở Hà Nội và TP. HCM, doanh nghiệp này phải tốn gần 3 tỷ đồng cho khâu kiểm tra hàm lượng formaldehyt. Do vậy, nếu Thông tư không sớm được sửa đổi về phí công ty sẽ sớm tốn kém khá nhiều chi phí lưu kho và thời gian về vấn đề này.

Giới chuyên gia cũng như doanh nghiệp đều cho rằng, cần sửa đổi Thông tư 37. “Tôi cho rằng, nên đình chỉ và sửa đổi lại Thông tư 37 theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 19 và Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng như khắc phục vướng mắc của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh”, ông Cung nêu quan điểm.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.