Thông tư 23 hướng dẫn thời điểm điều chỉnh tăng lương hưu

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINHVÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 23/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2016/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995 (sau đây viết tắt là Nghị định số 55/2016/NĐ-CP);

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ.

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Các đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2016/NĐ-CP bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.

2. Các đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2016/NĐ-CP đang hưởng lương hưu, trcấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng.

3. Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

Điều 2. Điều chỉnh mức hưởng đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.

1. Tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng mới

=

Mức lương hưu, trợ cấp hiện hưởng

x

1,08

2. Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

Ví dụ 1: Ông A, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 01/2015 là 5.200.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu mới của ông A sau khi điều chỉnh là:

5.200.000 đồng/tháng x 1,08 = 5.616.000 đồng/tháng

Thời điểm hưởng mức lương mới nêu trên của ông A được tính từ tháng 01/2015.

Ví dụ 2: Bà B, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 3 năm 2016 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 3/2016 là 4.800.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu mới của bà B sau khi điều chỉnh là:

4.800.000 đồng/tháng x 1,08 = 5.184.000 đồng/tháng

Thời điểm hưởng mức lương mới nêu trên của bà B được tính từ tháng 3/2016.

Điều 3. Điều chỉnh mức hưởng đối với người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng

1. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này, bao gồm cả các đối tượng sau khi được điều chỉnh mức hưởng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, nếu có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh như sau:

a) Đối với người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/tháng trxuống:

Mức lương hưu sau điu chỉnh

=

Mức lương hưu trước điu chỉnh

+ 250.000 đồng/tháng

b) Đối với người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng:

Mức lương hưu sau điu chỉnh

=

2.000.000 đồng/tháng

c) Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/tháng trở xuống:

Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh

=

Mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh

+ 150.000 đồng/tháng

d) Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng:

Mức trcấp mất sức lao đng, trcấphằng tháng sau điu chỉnh

=

2.000.000 đồng/tháng

2. Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng 01 năm 2016 đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016.

Ví dụ 3: Ông C, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 01/2016 là 1.600.000 đồng/tháng.

– Ông C thuộc đối tượng điều chỉnh tăng 8% theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, mức lương hưu của ông C sau khi điều chỉnh tăng 8% là:

1.600.000 đồng/tháng x 1,08 = 1.728.000 đồng/tháng

– Do mức lương hưu của ông C thấp hơn 1.750.000 đồng/tháng, nên ông C thuộc đối tượng được tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Mức lương hưu của ông C sau khi điều chỉnh là:

1.728.000 đồng/tháng + 250.000 đồng/tháng = 1.978.000 đồng/tháng

Thời điểm hưởng mức lương nêu trên của ông C được tính từ tháng 01/2016.

Ví dụ 4: Bà D, hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng với mức hưởng tại thời điểm tháng 12/2015 là 1.860.000 đồng. Do mức trợ cấp mất sức lao động của bà D nằm trong khoảng từ trên 1.850.000 đng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng, nên bà D thuộc đối tượng được điều chỉnh mức trcấp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Mức trợ cấp mất sức lao động của bà D sau khi điều chỉnh là 2.000.000 đồng/tháng. Thời điểm hưởng từ tháng 01/2016.

Điều 4. Điều chỉnh mức hưởng đối với giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.

1. Giáo viên mầm non thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư này có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 hoặc bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, nếu mức lương hưu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư này mà thấp hơn 1.150.000 đồng thì được điều chỉnh bằng 1.150.000 đồng/tháng áp dụng cho khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 30 tháng 4 năm 2016; thấp hơn 1.210.000 đồng thì được điều chỉnh bằng 1.210.000 đồng/tháng áp dụng cho khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 trở đi.

2. Thời điểm điều chỉnh:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với đối tượng đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 đối với đối tượng đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.

b) Từ tháng hưởng lương hưu đối với người bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016.

Ví dụ 5: Bà E là giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 3 năm 2015 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 3/2015 là 800.000 đồng/tháng.

– Bà E thuộc đối tượng điều chỉnh tăng 8% theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, mức lương hưu của bà E sau khi điều chỉnh tăng 8% là:

800.000 đồng/tháng x 1,08 = 864.000 đồng/tháng

– Do mức lương hưu của bà E thấp hơn 1.750.000 đồng/tháng, nên bà E thuộc đối tượng được tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Mức lương hưu của bà E sau khi điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng là:

864.000 đồng/tháng + 250.000 đồng/tháng = 1.114.000 đồng/tháng

– Do mức lương hưu của bà E tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2016 thấp hơn 1.150.000 đồng/tháng, nên bà E thuộc đối tượng được điều chỉnh tăng lên bằng 1.150.000 đồng/tháng; tại thời điểm ngày 01 tháng 5 năm 2016 thấp hơn 1.210.000 đồng/tháng, nên bà E thuộc đối tượng được điều chỉnh tăng lên bằng 1.210.000 đồng/tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Như vậy, bà E có mức hưởng lương hưu theo từng giai đoạn như sau:

+ Từ tháng 3/2015 đến hết tháng 12/2015 là 864.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 01/2016 đến hết tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 5/2016 đến hết tháng 12/2016 là 1.210.000 đồng/tháng.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng quy định tại Nghị định số 55/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; lập báo cáo theo mẫu kèm Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 01 năm 2017.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.


Nơi nhận:
– Th tướng, các Phó Thủ tướng CP;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– VP Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– T
òa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Công báo;
Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH
– Lưu VT, PC, BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phạm Minh Huân

 

PHỤ LỤC

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2016/NĐ-CP
(Kèm theo Thông tư số 23/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Đối tượng

Số người
(người)

Mức lương hưu, trợ cấp tăng thêm bình quân
(đồng/tháng)

Tổng kinh phí chi điều chỉnh
(triệu đồng)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1. Người bt đu hưởng lương hưu, trợ cấp hng tháng trong thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 4/2016 được điều chỉnh tăng thêm 8%.

2. Người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng được điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể:

– Người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/tháng trở xuống.

Trong đó: + Nguồn Ngân sách Nhà nước

                + Nguồn Quỹ BHXH

– Người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng.

Trong đó: + Nguồn Ngân sách Nhà nước

                + Nguồn Quỹ BHXH

– Người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/tháng trở xuống.

Trong đó: + Nguồn Ngân sách Nhà nước

                + Nguồn Quỹ BHXH

– Người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng.

Trong đó: + Nguồn Ngân sách Nhà nước

                + Nguồn Quỹ BHXH

3. Giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở được điều chỉnh.

       

Tổng cộng

       

 

Người lập biểu
(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.