Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. CKTCThành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG HƯỚNG DẪN HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu I-3. Nhà đầu tư tham khảo hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản trên tại Phụ lục IV-1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

2. Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tư do Nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm. Nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư mà Nhà đầu tư sử dụng để đầu tư và Nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể chứng minh bằng các tài liệu nộp kèm:

– Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân);

– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với Nhà đầu tư là cá nhân hoặc Nhà đầu tư là pháp nhân mới thành lập).

3. Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và Phụ lục III  Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ).

* Điều kiện đầu tư được quy định tại các luật chuyên ngành của Nhà nước Việt Nam các cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà đầu tư có thể tham khảo tại Biểu cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO; tra cứu hệ thống CPC tại trang web của Liên hiệp quốc (http://unstats.un.org/unsd/cr/registry/regcst.asp?cl=9&lg=1) và tra cứu mã ngành kinh tế Việt Nam tại Quyết định 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nhà đầu tư/Doanh nghiệp làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối, các hoạt động khác được quy định tại chương IV, V, VI Luật Thương mại) bổ sung thêm:

– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động (Mẫu MĐ-6 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ban hành ngày 22/04/2013).

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, có dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác hoặc tham gia đầu tư dự án thuộc tổ chức kinh tế khác để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa mà phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư; Đề nghị bổ sung thêm:

– Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các dự án đã được cấp phép theo mẫu BC-3 (Thông tư số 08/2013/TT-BCT ban hành ngày 22/04/2013);

– Chứng từ của cơ quan thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do..  

4. Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường (chỉ áp dụng đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên).

5. Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập.

(Nội dung điều lệ phải đầy đủ  theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp).

6. Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 của Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

7. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư:

7.1. Đối với Nhà đầu tư là cá nhân:

Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

a) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

b) Cá nhân có quốc tịch nước ngoài:

– Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu.

– Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu.

7.2. Đối với Nhà đầu tư là tổ chức:

a) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.

Đối với tài liệu của tổ chức nước ngoài thì các văn bản trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự (thời điểm hợp pháp hóa lãnh sự không quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ).

b) Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền (tham khảo Điều 48 Luật Doanh nghiệp) và Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền (như quy định tại Mục 7.1 nêu trên).

8. Văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước.

9. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

10. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và/hoặc các cá nhân khác (tham khảo Điều 9 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ) và giấy tờ chứng minh cá nhân đó đang hoặc sẽ làm việc cho doanh nghiệp đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

11. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

12. Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án (Hồ sơ bao gồm: Bản sao hợp lệ Hợp đồng thuê địa điểm có công chứng hoặc các giấy tờ chứng minh nhà đầu tư được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đã đăng ký).

CHI PHÍ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 Bao gồm:

– Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp, xin cấp mã số thuế, khắc con dấu doanh nghiệp;

– Lệ phí nộp nhà nước (lệ phí cấp giấy phép kinh doanh và đăng bố cáo thành lập);

– Thuế môn bài (lệ phí môn bài);

– Tiền in hóa đơn (tùy thuộc vào số lượng quyển hóa đơn đặt in);

– Phí đăng ký chữ ký số (token), có thể đăng ký 1 năm, 02 năm hoặc 03 năm;

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.
  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.