Thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Nếu như trước ngày 10/10/2018 theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Thì hiện nay theo nghị định 108/2018/NĐ-CP việc thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Điều này đã mở rộng khung pháp lý của nhà nước đối với địa điểm kinh doanh. Thực tế, mục đích của doanh nghiệp khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh là mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính. Khác với chi nhánh, địa điểm kinh doanh có thủ tục thành lập và thay đổi khá gọn nhẹ, chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền, hoàn toàn phụ thuộc và trụ sở chính,… và chính sự gọn nhẹ, dễ quản lý đó lại trở thành một ưu thế lớn của địa điểm kinh doanh thu hút nhiều doanh nghiệp mỗi khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh, nhất là khi các doanh nghiệp muốn hạn chế nhất định hoạt động của mô hình tổ chức dự kiến thành lập. Việc bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính đã vô tình trở thành rào cản đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp khó có thể tự do thực hiện lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu doanh nghiệp. Do đó, việc cho phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài tỉnh/thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thực hiện hoạt động kinh doanh dựa theo nhu cầu của chính mình.

Một số lưu ý khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp khác tỉnh:

Về cơ quan quản lý thuế: Địa điểm kinh doanh chỉ có nghĩa vụ nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm, không phải kê khai nộp thuế GTGT cũng như thuế TNDN. Hiện nay theo quy định, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Do đó, các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về nộp lệ phí môn bài: Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là đơn vị hoặc toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố nên công ty không thể kê khai theo diện đơn vị phụ thuộc. Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt. Điều này khá khác biệt với việc thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, bởi lẽ đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, doanh nghiệp có thể kê khai thuế môn bài cùng với công ty mẹ, có thể nộp trực tiếp qua trang thuế điện tử của tổng cục thuế.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì thông báo lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:

+ Mã số doanh nghiệp;

+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh;

+ Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

+ Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh;

+ Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKKD.

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hiện nay, việc nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể thực hiện nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ sẽ được gửi trực tuyến tới phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở.

Trong thời hạn 03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Mail: cktc.vn@gmail.com – Website: cktc.vn

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *