Quỹ dự phòng tài chính

Các doanh nghiệp cần dự đoán được những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai để chủ động chuẩn bị nguồn tài chính. Do đó, các quỹ dự phòng của doanh nghiệp (quỹ dự phòng tài chính) ra đời để làm nhiệm vụ “để dành” được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cho việc trang trải này một cách hợp lý.

Vậy các quỹ dự phòng của doanh nghiệp (quỹ dự phòng tài chính) là gì? Trích lập các quỹ dự phòng của doanh nghiệp (quỹ dự phòng tài chính) bằng cách nào? CKTC sẽ chia sẽ thông qua bài viết dưới đây.

Quỹ dự phòng tài chính là gì?

Quỹ dự phòng tài chính là khoản tiền được trích lập ra từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, dùng để dự phòng cho những tổn thất, thiệt hại về tài sản có khả năng xảy ra trong tương lai.

Có thể hiểu trích lập quỹ dự phòng là sự ước tính những biến động thực tế về lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chủ động nguồn tài chính cho những tổn thất có thể dự báo được, hạn chế việc bơm phồng lợi nhuận thuần khi tính đến những tổn thất trên thực tế có thể xảy ra.

Quỹ dự phòng tài chính thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Việc trích lập và sử dụng quỹ này phải tuân theo quy định hiện hành đối với tổ chức tài chính vi mô.

Quỹ dự phòng tài chính

Tìm hiểu các phương pháp trích lập quỹ dự phòng tài chính

Áp dụng phương pháp trích lập quỹ dự phòng tài chính nào cần dựa trên đối tượng có khả năng gây tổn thất đang xem xét. Hiện nay, quỹ dự phòng của doanh nghiệp có các khoản cơ bản như sau:

– Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: dự phòng cho phần tiền chênh lệch khi giá trị thực bán (giá trị thuần có thể thực hiện được) của hàng tồn kho thấp hơn giá trị ghi sổ.

– Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: dự phòng cho sự sụt giảm giá trị trong danh mục đầu tư, gồm: giảm giá các chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ, suy giảm giá trị đầu tư khi góp vốn cho công ty khác.

– Dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi: dự phòng cho phần nợ phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc có khả năng quá hạn thanh toán.

– Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: dự phòng cho phần chi phí tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện sau khi đã bán.

1. Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Phương pháp này áp dụng đối với hàng tổn kho giảm giá, đảm bảo các điều kiện sau:

– Có chứng từ, hóa đơn hoặc các bằng chứng hợp pháp khác chứng minh được giá vốn hàng tồn kho.

– Doanh nghiệp có quyền sở hữu hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Công thức tính mức trích lập dự phòng hàng tồn kho như sau:

Mức trích dự phòng giảm giá đối với hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực tế (vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm) X   Giá gốc hàng tồn kho (căn cứ theo sổ kế toán) Giá trị thuần của hàng tồn kho có thể được thực hiện

Trong đó:

– Giá gốc hàng tồn kho được thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

– Giá trị thuần của hàng tồn kho có thể được thực hiện = giá bán ước tính của hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm – chi phí ước tính cho quá trình hoàn thành sản phẩm và tiêu thụ.

2. Phương pháp trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

2.1. Trích lập đối với các khoản đầu tư chứng khoán:

Áp dụng đối với các loại chứng khoán đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường trong nước. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, khoản đầu tư chứng khoán có giá trị thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị đang hạch toán trên sổ kế toán.

Công thức tính mức trích lập dự phòng như sau:

Mức trích lập dự phòng cho khoản giảm giá đầu tư chứng khoán = Giá trị khoản đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp trên sổ kế toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm   Số lượng chứng khoán tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm mà doanh nghiệp đang sở hữu x Giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính

2.2. Đối với các khoản đầu tư khác:

Áp dụng đối với các khoản đầu tư, góp vốn vào các tổ chức kinh tế trong nước (không phải các khoản đầu tư chứng khoán). Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, có cơ sở cho thấy giá trị khoản đần tư này giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp.

Công thức tính mức trích lập dự phòng như sau:

Mức trích lập dự phòng cho từng khoản đầu tư = Tỷ lệ % vốn sở hữu điều lệ thực góp cho tổ chức nhận vốn góp vào lúc trích lập dự phòng X ( Vốn đầu tư thực tế mà chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp vào thời điểm trích lập dự phòng Vốn chủ sở hữu của tổ chức nhận góp vốn vào thời điểm trích lập dự phòng )

Trong đó, doanh nghiệp căn cứ trên Bảng cân đối kế toán năm tại thời điểm trích lập dự phòng để xác định số vốn đầu tư thực tế (mã số 411 và mã số 412) và vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp được (mã số 410).

3. Phương pháp và mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng tính theo thời gian quá hạn như sau:

– 6 tháng đến dưới 1 năm: trích 30% giá trị khoản nợ.

– 1 năm đến dưới 2 năm: trích 50% giá trị khoản nợ.

– 2 năm đến dưới 3 năm: 70% giá trị khoản nợ.

– 3 năm trở lên: 100% giá trị khoản nợ.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa hoặc dịch vụ viễn thông, khoản nợ phải thu quá hạn đối với khoản phải thu từ trả chậm/trả góp hàng hóa hoặc các loại cước dịch vụ viễn thông trả sau, mức trích lập dự phòng tính theo thời gian nợ quá hạn như sau:

– 3 tháng đến dưới 6 tháng: 30% giá trị khoản nợ.

– 6 tháng đến dưới 9 tháng: 50% giá trị khoản nợ.

– 9 tháng đến dưới 12 tháng: 70% giá trị khoản nợ.

– 12 tháng trở lên: 100% giá trị khoản nợ.

Các điều kiện trích lập dự phòng các khoản thu khó đòi là gì?

Khoản dự phòng này áp dụng cho các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng quá hạn, đồng thời phải đảm bảo những điều kiện sau:

Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền khoản thu khó đòi, bao gồm:

– Một trong số các chứng từ gốc: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ.

– Bản đối chiếu công nợ; nếu không thì doanh nghiệp phải cung cấp văn bản đòi nợ đã gửi (có dấu xác nhận của đơn vị chuyển phát hoặc dấu bưu điện) hoặc văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ.

– Bảng kê công nợ.

– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có).

– Các chứng từ liên quan khác có (nếu có).

Khoản nợ phải thu khó đòi phải có đủ căn cứ xác định:

– Khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được nợ mặc dù đã đôn đốc thanh toán hoặc gửi đối chiếu xác công nợ nhận nợ.

– Doanh nghiệp cung cấp được các bằng chứng chứng minh khoản nợ phải thu tuy chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không trả được đúng hạn.

– Trường hợp các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ, thời gian quá hạn sẽ được tính kể từ ngày quyền chủ nợ được chuyển giao giữa các bên.

4. Phương pháp trích lập dự phòng bảo hành hàng hóa, sản phẩm, công trình xây dựng và dịch vụ

Áp dụng trích lập cho những hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, công trình xây dựng còn trong thời hạn bảo hành mà doanh nghiệp đã cung cấp/bán/bàn giao. Theo cam kết/hợp đồng với người mua, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, bảo hành, hoàn thiện.

Khi thực hiện bảo hành, sửa chữa thì phải có xác nhận của chủ đầu tư/người mua về số lượng/giá trị bảo hành, sửa chữa.

Mức trích lập được xác định như sau:

– Mức tổn thất để trích lập dự phòng bảo hành được doanh nghiệp dự kiến cho từng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, công trình xây dựng có cam kết bảo hành đã bán trong năm.

– Tổng mức dự phòng bảo hành được trích lập theo cam kết với khách hàng, đối với các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, mức trích lập tối đa không quá 5% trên tổng doanh thu tiêu thụ trong năm và đối với các công trình xây dựng thì không quá 5% giá trị hợp đồng. Hiện nay, các chủ đầu tư áp dụng thông qua hình thức sử dụng CHỨNG THƯ BẢO LÃNH của ngân hàng để giữ lại khoản tiền trên.

Tham khảo cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tài chính: tại đây

Nên sử dụng quỹ dự phòng tài chính (các quỹ dự phòng của công ty) thế nào?

Doanh nghiệp khi trích lập, sử dụng quỹ dự phòng tài chính phải tuân theo quy định pháp luật hiện hành. Một số thông tư có đề cập đến quỹ dự phòng tài chính mà doanh nghiệp cần tham khảo:

– Thông tư 05/2019/TT-BTC: Hướng dẫn nguyên tắc kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, trong đó có Điều 44, Tài khoản 613 – Quỹ dự phòng tài chính.

– Thông tư 48/2019/TT-BTC: Nội dung hướng dẫn chi tiết việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng.

– Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

– Thông tư 133/2016/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Khi trích lập quỹ dự phòng, cần đối chiếu với báo cáo năm trước để xem xét khoản chênh lệch giữa 2 năm, sau đó thực hiện giữ nguyên/hoàn/bổ sung quỹ dự phòng theo quy định hiện hành.

Quỹ dự phòng tài chính không nên xem là “khoản tiết kiệm” của doanh nghiệp. Mặt khác, đây nên được xác định là khoản dự báo những tổn thất trong tương lai chính xác nhất có thể, giúp tối đa được dòng tiền và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Kết luận các quỹ dự phòng của công ty (quỹ dự phòng tài chính)

Tóm lại, quỹ dự phòng tài chính đóng vai trò quan trọng tới hoạt động và lợi nhuận công ty, mà chủ doanh nghiệp, kế toán hay người quan tâm tới lĩnh vực tài chính cần lưu ý.

Tham khảo tỷ lệ trích lập các quỹ dự phòng tài chính: tại đây

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Quỹ dự phòng tài chính

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *