– Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa.
– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng để thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp.
– Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
– Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ.
I/ MỨC ĐÓNG THUẾ MÔN BÀI CỦA DOANH NGHIỆP THEO MỨC VỐN ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ
1.Mức đóng thuế môn bài của doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp trước 31/12/2016:
STT |
Bậc thuế môn bài | Vốn điều lệ đăng ký (VNĐ) | Thuế môn bài cả năm (VNĐ |
Thuế môn bài nửa năm (VNĐ) |
1 |
Bậc 4 | Dưới 2 tỷ | 1,000,000 |
500,000 |
2 |
Bậc 3 | Từ 2 – dưới 5 tỷ | 1,500,000 |
750,000 |
3 |
Bậc 2 | Từ 5 – 10 tỷ | 2,000,000 |
1,000,000 |
4 | Bậc 1 | Trên 10 tỷ | 3,000,000 |
1,500,000 |
– Thuế môn bài cho chi nhánh là, đơn vị phụ thuộc công ty: 1,000,000 đ/ năm
2.Mức đóng thuế môn bài của doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bắt đầu từ 01/01/2017:
– Theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Các doanh nghiệp nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn điều lệ đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:
STT |
Vốn điều lệ đăng ký
(VNĐ) |
Thuế môn bài cả năm (VNĐ) | Thuế môn bài nửa năm (VNĐ) |
1 |
Trên 10 tỷ VNĐ | 3,000,000 |
1,500,000 |
2 |
Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống | 2,000,000 |
1,000,000 |
– Nếu giấy phép kinh doanh được cấp vào khoảng thời gian từ 01/01 đến 30/06 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài cả năm.
– Nếu giấy phép kinh doanh được cấp vào khoảng thời gian từ 01/07 đến 31/12 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài nửa năm.
Nghĩa là:
+ Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên.
+ Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài ở bảng trên.
II/MỨC ĐÓNG THUẾ MÔN BÀI CỦA ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC DOANH NGHIỆP
– Theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Mức đóng thuế môn bài của Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1.000.000 đ
III/ THỜI HẠN NỘP TỜ KHAI MÔN BÀI – ĐÓNG THUẾ MÔN BÀI:
1/ Khai và nộp tờ khai lệ phí môn bài:
– Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký thuế.
2/ Đóng thuế môn bài:
– Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí.
– Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.
– Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
– Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Để hiểu rõ hơn về mức vốn điều lệ phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ phần vốn góp quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn chính xác nhất.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Các bạn cần cung cấp giấy tờ và thông tin dưới đây để thành lập công ty
- 02 bản CMND hoặc Hộ chiếu của các thành viên góp vốn (sao y công chứng không quá 3 tháng).
- Chuẩn bị thông tin về doanh nghiệp cần thành lập: Tên công ty (Tra cứu tên doanh nghiệp); Địa chỉ công ty; Ngành nghề kinh doanh; Đại diện pháp luật, Vốn điều lệ.