Ngày 31/7/2015, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP( Thong-tu-so-28.2015.TT-BLĐTBXH) ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/9/2015.
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định những vấn đề cụ thể sau:
1. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
- Người sử dụng lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực.
- Trường hợp tham gia nhiều hợp đồng lao động, thì luôn phải có một hợp đồng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Những hợp đồng lao động đang được thực hiện, nếu còn trên 3 tháng trở lên, tính từ ngày 1/1/2015 phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm theo tiền lương được hưởng, nhưng không cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
- Người lao động được tư vấn, hỗ trợ việc làm, có quyền từ chối việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
3. Mức hưởng, bảo lưu, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở , hoặc lương tối thiểu vùng
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định như sau:
- Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
4. Hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao trình độ để duy trì việc làm cho người lao động
- Người lao động có nhu cầu học nghề phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động-
- Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề duy trì việc làm, đề nghị hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
5. Thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng
- Doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo lao động hàng tháng, và trước ngày 30/10/2015. Trường hợp thành lập sau ngày 30/10/2015 thì sau 30 ngày phải báo cáo tình hình lao động với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở
6. Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
- Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động thực hiện báo cáo định kỳ về thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Ngoài ra Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH còn đưa ra những mẫu biểu hướng dẫn lập báo cáo định kỳ về tình hình lao động, việc làm liên quan tới doanh nghiệp và người lao động