Bạn đang tìm hiểu khái niệm về lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần như thế nào là chuẩn xác nhất. CKTC chia sẻ sau đây nhằm giúp cho các bạn nắm vững hơn về các khái niệm liên quan tới lợi nhuận thuần. Từ đó hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính của công ty.
Định nghĩa lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là một khoản lợi thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhằm phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoảng chênh lệch của doanh thu thu được trong kỳ khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, gồm cả giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được.
Công thức tính lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp).
Hoặc:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.
Trong đó:
– Doanh thu thuần: là khoản doanh thu thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ những khoản giảm trừ như: các khoản giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế xuất nhập khẩu.
– Giá vốn hàng bán: được hiểu một cách đơn giản nhất là toàn bộ khoản chi phí để tạo ra sản phẩm. Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán gồm có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công trực tiếp.
– Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm việc lãi cho thuê tài chính, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
– Chi phí tài chính: là các khoản chi phí chi cho trong hoạt động tài chính.
Các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần
Các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận thuần (Net profit margin ratio) hay còn được gọi là tỉ suất doanh lợi hay là tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu. Các chi tiêu này nhằm thể hiện khả năng sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận thuần cao sẽ có vị thế cạnh tranh trong vấn đề kiểm soát chi phí so với các doanh nghiệp khác. Đây cũng là chỉ tiêu trên báo cáo tài chính mà chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư đều rất quan tâm.
Công thức tính tỉ suất lợi nhuận thuần sẽ là:
Tỉ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này không chỉ giúp ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn rất có giá trị đối với những chủ đầu tư nhằm đánh giá về khả năng sinh lời từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần cũng là một trong các yếu tố quan trọng giúp nhà cung cấp tín dụng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay. Từ đây họ sẽ đánh giá khả năng thanh toán lãi cho vay của doanh nghiệp. Bên cạnh đó với chỉ tiêu này nhà quản trị doanh nghiệp có thể kiểm soát trực tiếp được các vấn đề chi phí và là kết quả của các quyết định quản lý.
Xác định tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
Khi người nộp thuế theo dõi và có hạch toán riêng những yếu tố doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng công thức về tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ đi chi phí, lãi suất vay và thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên doanh thu thuần tương ứng với các lĩnh vực hoạt động.
Trường hợp người nộp thuế hạch toán và có theo dõi riêng được doanh thu nhưng không hạch toán, theo dõi riêng được chi phí phát sinh cho từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thì tiến hành thực hiện phân bổ chi phí dựa theo tỷ lệ doanh thu của mỗi lĩnh vực. Sau đó áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ đi chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động.
Đố với các trường hợp người nộp thuế không theo dõi và có hạch toán riêng phần doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh thì sẽ áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.
6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty
Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán
Dịch vụ tra cứu hóa đơn
Dịch vụ tra cứu thông tin công ty
Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây
Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh