Khoản tiền đặt cọc – Bản chất của việc đặt cọc là để đảm bảo thực hiện hợp đồng, do vậy hợp đồng đặt cọc thường được lập khi đặt cọc mua nhà, đặt cọc mua đất, đặt cọc thuê nhà… Việc đặt cọc bao nhiêu tiền hoặc bao nhiêu phần trăm do các bên thoả thuận. Thông thường việc đặt cọc thường chiếm khoảng 10 – 30% giá trị hợp đồng. Để hiểu rõ hơn khoản tiền đặt cọc hãy cùng dịch vụ kế toán CKTC tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết ngay dưới đây.
1. Trả lời: Khoản tiền đặt cọc là gì?
Theo Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 tại Phần 3 Chương XV, Tiểu mục 4. quy định:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận.
=> Khoản tiền đặt cọc là gì? đã giải đáp. Và khoản tiền đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Có nghĩa khoản tiền đặt cọc là gì?
– Tài sản đặt cọc có thể bằng tiền hoặc hiện vật mà một bên giao cho bên kia để bảo đảm thực hiện hợp đồng (thỏa thuận bằng văn bản).
– Thời điểm giao tài sản đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng không phải xuất hóa đơn (chỉ cần chứng từ chi tiền hoặc phiếu giao nhận tài sản).
– Tài sản đặt cọc được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí hợp lý của các bên tương ứng nếu giao kết, thực hiện hợp đồng bị từ chối.
– Bên vi phạm hợp đồng sẽ bị mất tài sản đặt cọc hoặc phải trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương ứng giá trị tài sản đặt cọc cho bên kia.
– Bên vi phạm hợp đồng thì không phải xuất hóa đơn nếu tài sản đặt cọc bằng tiền; xuất hóa đơn nếu tài sản đặt cọc bằng hiện vật.
Như vậy, doanh nghiệp đưa tài sản đặt cọc cho bên kia để bảo đảm thực hiện hợp đồng không phải xuất hóa đơn (chỉ lập chứng từ chi tiền hay giao nhận). Trường hợp giao kết hợp đồng bị từ chối, bên mất tài sản đặt cọc không phải xuất hóa đơn nếu tài sản đặt cọc bằng tiền; phải xuất hóa đơn nếu tài sản là hàng hóa, hiện vật.
=> Khoản tiền đặt cọc bị mất do vi phạm hợp đồng kinh tế. Đây là 1 khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế nên được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Ví dụ khoản tiền đặt cọc thuê nhà cá nhân:
(1) Việc đặt cọc 500.000 VNĐ theo quy định là cần phải lập bằng văn bản, theo thông tin trường hợp đặt cọc bằng miệng. Thì như vậy nếu 2 bên thỏa thuận rằng việc nhận 500.000 VNĐ nêu trên là tiền đặt cọc và có giấy tờ chứng minh thì được hiểu là số tiền đặt cọc trong văn bản đặt cọc (có thể lập dưới dạng Hợp đồng đặt cọc).
(2) Việc trả tiền thuê hàng tháng theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà. Điều này cứ dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng và ngày ký kết hợp đồng thuê nhà (có công chứng) để xác định. Thời gian xác lập việc đặt cọc không được xác định là thời gian thuê. Nên nếu hợp đồng không quy định rõ thời hạn nhưng có căn cứ rõ ràng về 2 thời gian khác nhau giữa đặt cọc và ký kết hợp đồng thuê thì yêu cầu của chủ nhà là không có căn cứ đối với người đặt cọc tiền.
(3) Người đặt muốn lấy lại số tiền đặt cọc là khi nào? Thông thường khi hai bên chấm dứt Hợp đồng thuê nhà theo các trường hợp cụ thể trong hợp đồng, nếu không phát sinh các nghĩa vụ phải đền bù hoặc bồi thường thì số tiền 500.000 VNĐ đặt cọc được bên nhận đặt cọc là chủ nhà hoàn trả lại cho bạn nếu không có sự thỏa thuận nhất trí là trừ ngang số tiền đặt cọc vào tiền thuê nhà để sử dụng nhà hàng tháng nêu trên.
Ví dụ khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp:
Theo hợp đồng mua hàng ký kết với công ty CKTC ngày 12/01/20xx, doanh nghiệp phải trả trước cho công ty CKTC 30% tiền hàng (số tiền là 30.500.000đ), 70% số tiền còn lại sẽ thanh toán sau khi nhận được hàng vào ngày 16/01/20xx.
Ngày 09/01/20xx, doanh nghiệp chuyển khoản từ ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vào tài khoản của công ty CKTC.
Lưu ý: Với giá trị lớn hơn 20 triệu
– Nếu thuê của doanh nghiệp (Tức là có hóa đơn) -> Thì bắt buộc phải chuyển khoản;
– Nếu thuê của cá nhân (Tức là không có hóa đơn) -> Thì không cần phải chuyển khoản cũng được.
2. Khoản tiền đặt cọc có phải xuất hóa đơn hay không?
Theo Công văn 13675/BTC-CST năm 2013 thời điểm phát hành hoá đơn dịch vụ:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật thuế giá trị gia tăng; Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; điểm a khoản2 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫnthi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định vềhoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thì:
Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.
3. Cách hạch toán tài khoản tiền đặt cọc theo Thông tư 200/133/132
3.1 HẠCH TOÁN BÊN NHẬN TÀI KHOẢN TIỀN ĐẶT CỌC:
– Khi nhận tài sản đặt cọc, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 155, 156 … (nếu theo Thông tư 200/ Thông tư 133)
Nợ TK 111, 1521, 1526 … (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
Có TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)
Có TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Có TK 3318 – Các khoản nợ phải trả khác (Nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
– Khi kết thúc hợp đồng có thể trả lại tài sản đặt cọc hoặc dùng tài sản đặt cọc cấn trừ công nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)
Nợ TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133)
Nợ TK 3318 – Các khoản nợ phải trả khác (Nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
Có TK 111, 112, 131, 152, 155, 156 … (nếu theo Thông tư 200/ Thông tư 133)
Có TK 111, 1311, 1521, 1526 … (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC).
– Trường hợp bên đưa tài sản đặt cọc vi phạm hợp đồng, tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận tài sản đặt cọc, kế toán ghi nhận bút toán sau:
Nợ TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)
Nợ TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133)
Nợ TK 3318 – Các khoản nợ phải trả khác (Nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
Có TK 711 (nếu theo Thông tư 200/ Thông tư 133)
Có TK 91118 – Thu nhập khác (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC).
– Trường hợp bên nhận tài sản đặt cọc vi phạm hợp đồng, ngoài bút toán trả lại tài sản đặt cọc như trên, kế toán còn phải ghi nhận một khoản tiền bồi thường tương ứng giá trị tài sản đặt cọc, kế toán ghi:
Nợ TK 641, 642, … (nếu theo Thông tư 200/ Thông tư 133)
Nợ TK 91122 – Chi phí khác (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
Có TK 111, 112.
3.2 HẠCH TOÁN BÊN GIAO TÀI KHOẢN TIỀN ĐẶT CỌC:
– Khi đưa tài sản đặt cọc, kế toán ghi nhận bút toán sau:
Nợ TK 244 (nếu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 1386 (nếu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 1318- Các khoản nợ phải thu khác (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
Có TK 111, 112, 152, 155, 156 … (nếu theo Thông tư 200/ Thông tư 133)
Có TK 111, 1521, 1526 … (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC).
– Khi kết thúc hợp đồng, có thể nhận lại tài sản đặt cọc hoặc dùng tài sản đặt cọc thanh toán bên bán- bên nhận tài sản đặt cọc (nếu tài sản đặt cọc bằng hàng hóa thì phải xuất hóa đơn), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 331, 152, 155, 156 … (nếu theo Thông tư 200/ Thông tư 133)
Nợ TK 111, 3318, 1521, 1526 … (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
Có TK 244 (nếu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 1386 (nếu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Có TK 1318 – Các khoản nợ phải thu khác (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC).
– Trường hợp bên nhận tài sản đặt cọc vi phạm hợp đồng, ngoài bút toán nhận lại tài sản đặt cọc như trên, bên đưa tài sản đặt cọc còn được thêm khoản tiền bồi thường tương ứng giá trị tài sản đặt cọc từ bên nhận tài sản đăt cọc theo quy định của pháp luật nếu không có thỏa thuận khác:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 (nếu theo Thông tư 200/ Thông tư 133)
Có TK 91118 – Thu nhập khác (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
– Trường hợp bên đưa tài sản đặt cọc vi phạm hợp đồng, tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Kế toán ghi nhận bút toán sau:
Nợ TK 641, 642, … (nếu theo Thông tư 200/ Thông tư 133)
Nợ TK 91122 – Chi phí khác (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
Có TK 244 (Nếu theo Thông tư 200)
Có TK 1386 (Nếu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Có TK 1318 – Các khoản nợ phải thu khác (nếu theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
Lưu ý: Nếu tài sản đặt cọc là vật tư, hàng hóa thì các trường hợp dùng tài sản đặt cọc để bù trừ công nợ, bên đưa tài sản vi phạm hợp đồng (mất cọc) tùy theo cách xuất hóa đơn của bên đưa tài sản đặt cọc mà kế toán còn phải ghi nhận thêm thuế GTGT (nếu có).
4. Quy định về xử lý phạt khoản tiền đặt cọc
Tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng đặt cọc như sau:
* Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
* Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện
– Trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
– Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
=> LƯU Ý: Nếu các bên có thỏa thuận khác mà không trái với pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện theo thỏa thuận đó.
CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.
6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty
Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán
Dịch vụ tra cứu hóa đơn
Dịch vụ tra cứu thông tin công ty
Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây
Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh