Hoá đơn bị cưỡng chế

Hiện nay, có một số doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng, nhưng vì một vài lý do mà doanh nghiệp vẫn sử dụng những số hóa đơn bị cưỡng chế đó. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị xử lý về cưỡng chế hoá đơn như sau:

Hoá đơn bị cưỡng chế

1. Cơ sở pháp lý về hoá đơn bị cưỡng chế

– Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 51/201/NĐ-CP và nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

– Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 109/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn;

– Công văn 17615/BTC-TCT ngày 12/12/2016 của Bộ tài chính, Tổng cục thuế;

– Tại Khoản 26, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung Điểm d, Khoản 1, Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm “d) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng…”.

– Tại Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giải thích từ ngữ như sau:

“6. Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được in, khởi tạo theo quy định tại Nghị định này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

7. Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

8. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách”.

– Tại Điểm 1 và Điểm 3, Điều 9 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế hoá đơn như sau:

“1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế;…

3. Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ khi đối tượng bị cưỡng chế chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế; đối tượng bị cưỡng chế đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước”.

– Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 215/2013/TT-BTC quy định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng như sau:

“Hóa đơn thông báo không còn giá trị sử dụng bao gồm các loại hóa đơn: Hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in; hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in; hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật”.

2. Nội dung tư vấn về hoá đơn bị cưỡng chế

Ngày 12/12/2016, Bộ tài chính, Tổng cục thuế có công văn 17615/BTC-TCT hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn bằng biện phát thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Theo hướng dẫn của Bộ tài chính, Tổng cục thuế, thì việc sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn (thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng) là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Tại Điều 22 thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sau:

“Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”

Cụ thể công văn 17615/BTC-TCT hướng dẫn:

“Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn trong thời gian cơ quan thuế có Quyết định về việc áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế phát sinh (nếu có) do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Các hóa đơn nêu trên không còn giá trị sử dụng, đơn vị bán hàng và mua hàng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; đơn vị mua hàng không được kê khai khấu trừ thuế GTGT và tính chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; đơn vị bán hàng và đơn vị mua hàng phải lập biên bản thu hồi các hóa đơn đã lập sai quy định. Sau khi Quyết định cưỡng chế hết hiệu lực hoặc chấm dứt hiệu lực, qua xác minh cơ quan thuế xác định thực tế có hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế hướng dẫn đơn vị bán hàng xuất hóa đơn, căn cứ các hóa đơn này đơn vị bán hàng, mua hàng thực hiện kê khai thuế theo quy định.”

Như vậy, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn được coi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Đơn vị bán hàng và đơn vị mua hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 12 thông tư 10/2014/TT-BTC với mức:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này.”

Bên mua hàng không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, nếu như bên mua hàng cố ý kê khai những hóa đơn này có thể bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC.

Ngoài ra, bên bán hàng phải thu hồi lại các hóa đơn đã lập, sau khi quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà hai bên thực tế có hoạt động mua bán hàng hóa qua xác minh của cơ quan thuế thì bên bán lập hóa đơn giao cho bên mua hàng để kê khai thuế.

Hoá đơn bị cưỡng chế

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *