Hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh

Hộ kinh doanh có được mở thêm chi nhánh để hoạt động không? Hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh tại các địa bàn khác không? Hộ kinh doanh thành lập địa điểm kinh doanh ở các địa bàn khác nhau?

Hộ kinh doanh có được mở thêm chi nhánh?

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.

=> Như vậy, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chứ không phải của hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh không thể mở thêm chi nhánh để hoạt động. Nếu muốn mở thêm chi nhánh, hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh

Hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh – Mở địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh – Thành lập địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh

Theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cụ thể như sau:

“Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”

Như vậy, hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh tại các địa bàn khác. Khi mở thêm địa điểm, hộ kinh doanh lưu ý những điều sau:

– Đối chiếu quy định trên hộ kinh doanh của bạn có thể hoạt động tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.

– Sau khi mở địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan quản lý thuế (cụ thể là cơ quan thuế tại phường, xã nơi đặt địa điểm) và cơ quan quản lý thị trường cấp quận/huyện.

– Hộ kinh doanh không phải thông báo và làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh đối với cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Không được đăng ký địa điểm hộ kinh doanh tại nhà chung cư, khu tập thể

Khi mở địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh phải lưu ý về nơi đặt địa điểm.

Việc sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể không có chức năng văn phòng để tổ chức hoạt động kinh doanh là hành vi bị nghiêm cấm.

Bên cạnh đó khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:

“7. Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.”

Như vậy, sau khi Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10/12/2015, hộ kinh doanh có sử dụng nhà chung cư làm địa điểm kinh doanh bắt buộc phải chuyển sang địa điểm khác hợp lệ.

Hành vi kinh doanh tại căn hộ chung cư (hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở) có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP  với mức phạt từ 30 – 40 triệu đồng, cụ thể:

“Điều 66. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng của nhà chung cư;

b) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;

c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng”.

=> Như vậy, hộ kinh doanh không thể mở thêm chi nhánh nhưng hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh ở các địa bàn khác mà không bị giới hạn số lượng.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *