Hình thức kinh doanh B2B

B2B (Business To Business) là gì? Sự khác biệt giữa hình thức kinh doanh B2B và hình thức kinh doanh B2C? B2B (Business To Business) hình thức kinh doanh được tiến hành giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2B trái ngược hoàn toàn với giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business-To-Consumer, B2C).

Định nghĩa về hình thức kinh doanh B2B

Hình thức kinh doanh B2B hay hình thức kinh doanh B to B là viết tắt của cụm từ Business To Business trong tiếng Anh.

B2B là thuật ngữ mô tả giao dịch thương mại như trao đổi sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin (còn được gọi là thương mại điện tử) giữa các doanh nghiệp với nhau. Chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và người bán buôn hay giữa người bán buôn và người bán lẻ.

B2B là hình thức kinh doanh được tiến hành giữa các doanh nghiệp với nhau, chứ không phải giữa một công ty và người tiêu dùng cá nhân. B2B trái ngược với giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business-To-Consumer, B2C) và doanh nghiệp với chính phủ (Business-To-Government, B2G). (Theo Investopedia)

Đặc điểm

Mặc dù hoạt động giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp tồn tại ở cả hình thức trực tuyến và ngoại tuyến, nhưng từ viết tắt B2B chủ yếu được sử dụng để mô tả những giao dịch trực tuyến.

Các giao dịch B2B thường phổ biến trong một chuỗi cung ứng điển hình, là khi các công ty mua các thành phần và sản phẩm như nguyên liệu thô để sử dụng trong các qui trình sản xuất. Thành phẩm sau đó có thể được bán cho các cá nhân thông qua các giao dịch B2C.

Về hình thức giao tiếp, B2B đề cập đến các phương thức mà nhân viên từ các công ty khác nhau có thể kết nối với nhau, chẳng hạn như thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Kiểu giao tiếp giữa các nhân viên của hai hoặc nhiều công ty được gọi là giao tiếp B2B. (Theo Investopedia)

Hình thức kinh doanh B2B

Phân biệt hình thức kinh doanh B to B và hình thức kinh doanh B to C

Cơ sở so sánh B2B B2C
Định nghĩa Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng
Khách hàng Doanh nghiệp Người dùng cuối
Đối tượng tập trung Mối quan hệ Sản phẩm
Số lượng hàng hóa Lớn Nhỏ
Mối quan hệ
Nhà cung cấp – Nhà sản xuất
Nhà sản xuất – Nhà bán buôn
Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng
Chu kì mua bán Dài Ngắn
Lí do quyết định mua Do được lên kế hoạch hợp lí, dựa trên nhu cầu Do cảm xúc, phụ thuộc vào mong muốn
Điều tạo nên giá trị thương hiệu Sự tin tưởng và mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau Quảng cáo và khuyến mãi

Xây dựng mối quan hệ B2B

Giao dịch giữa các doanh nghiệp đòi hỏi phải lập kế hoạch mới có thể thành công. Các giao dịch như vậy dựa vào người quản lí tài khoản của công ty để thiết lập mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp khác.

Mối quan hệ B2B cũng phải được vun đắp, thường là thông qua các tương tác chuyên nghiệp trước khi bán hàng, để các giao dịch diễn ra thành công. Thực hành tiếp thị truyền thống cũng giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng doanh nghiệp.

Ấn phẩm thương mại sẽ hỗ trợ phần nào, cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội để quảng cáo trên báo giấy và báo điện tử. Sự hiện diện của một doanh nghiệp tại các hội nghị và triển lãm thương mại cũng giúp nâng cao nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ mà nó cung cấp cho các doanh nghiệp khác. (Theo Investopedia)

Liên hệ thực tiễn

Hình thức giao dịch B2B rất phổ biến đối với các công ty trong sản xuất. Điển hình Samsung là một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Apple trong việc sản xuất iPhone. Apple cũng giữ mối quan hệ B2B với các công ty như Intel, Panasonic và nhà sản xuất bán dẫn Micron Technology.

Giao dịch B2B cũng là xương sống của ngành công nghiệp ô tô. Nhiều bộ phận xe được sản xuất độc lập, và các nhà sản xuất ô tô mua các bộ phận này để lắp ráp thành một chiếc xe hoàn chỉnh. Ví dụ: lốp, ác-quy, thiết bị điện tử,… thường được sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau và được bán trực tiếp cho các nhà sản xuất ô tô.

Các nhà cung cấp dịch vụ cũng tham gia vào các giao dịch B2B. Các công ty chuyên về quản lí tài sản, giúp việc và dọn dẹp công nghiệp thường bán các dịch vụ này dành riêng cho các doanh nghiệp khác, thay vì người tiêu dùng cá nhân. (Theo Investopedia)

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Hình thức kinh doanh B2B

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *