Mỗi một doanh nghiệp đều có những khoản tạm ứng cho nhân viên như tạm ứng tiền mặt để đi công tác, tạm ứng tiền mua hàng hóa, tạm ứng tiền tiếp khách, tạm ứng tiền vật tư hàng hóa…. Các khoản tạm ứng này cần những chứng từ gì và cách hạch toán tiền tạm ứng cho nhân viên tại doanh nghiệp như thế nào?
Khi hạch toán tiền tạm ứng cho nhân viên thì cần có những chứng từ sau:
– Khi cá nhận tạm ứng tiền cần có những chứng từ sau:
+ Giấy đề nghị tạm ứng tiền.
+ Nếu cá nhân đi công tác thì cần thêm những chứng từ sau:
– Đề xuất công tác.
– Giấy đi đường.
– Quyết định của ban giám đốc cử đi công tác.
– Lịch trình công tác.
– Sau khi công tác về phải thanh toán tạm ứng:
+ Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng.
+ Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc.
+ Nếu số tạm ứng thừa so với chi phí đi công tác thì phải hoàn nhập tạm ứng hoặc trừ vào lương của người lao động.
+ Giấy đi đường.
+ Và các chứng từ khác (nếu có)
Khi cá nhận tạm ứng tiền thì phải hoàn ứng hết khoản tạm ứng này mới được tạm ứng tiếp các khoản khác.
Hóa đơn GTGT khi làm thanh toán phải đầy đủ các chỉ tiêu trên hóa đơn và tên đơn vị mua hàng, mã số thuế phải là mã số thuế của công ty. Những hóa đơn trên 20 triệu thì công ty công ty làm giấy đề nghị thanh toán bằng chuyển khoản (Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt);
Cách hạch toán tiền tạm ứng cho nhân viên tại đơn vị:
– Khi tạm ứng tiền mặt hoặc vật tư cho người lao động:
Nợ TK 141 – Tạm ứng
Có các TK 111, 112, 152
– Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc để quyết toán khoản tạm ứng:
Nợ các TK 152, 153, 156, 621, 627, 642 …
Nợ TK 1331 (Nếu có)
Có TK 141
– Xử lý khoản tạm ứng
+ Nếu khoản tạm ứng sử dụng không hết, phải hoàn ứng, nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người tạm ứng:
Nợ TK 111 Nhập tiền mặt vào quỹ
Nợ TK 152 Nhập nguyên vật liệu thừa vào kho
Nợ TK 334 Trừ vào lương của người tạm ứng
Có TK 141 Số tiền tạm ứng còn thừa
+ Nếu số thực chi lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng:
Nợ TK 141
Có TK 111
Lưu ý: Đối với khoản tạm ứng tiền lương cho người lao động doanh nghiệp hạch toán vào TK 334 mà không được hạch toán vào TK 141.
Nợ TK 334
Có TK 111
CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.
6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty
Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán
Dịch vụ tra cứu hóa đơn
Dịch vụ tra cứu thông tin công ty
Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây
Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh