Hạch toán các khoản tiền phạt

CKTC hướng dẫn hạch toán các khoản tiền phạt cụ thể, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân làm phát sinh các khoản tiền phạt của doanh nghiệp và giải pháp ngăn chặn, hạn chế.

Các khoản tiền phạt chính là khoản chi phí (có thể là chi phí được trừ hoặc chi phí không được trừ) mà doanh nghiệp phải gánh chịu làm giảm không những về lợi nhuận mà còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy hạch toán các khoản tiền phạt như thế nào? Trong một số trường hợp cụ thể, kế toán cần phải lưu ý những điều gì?

Hạch toán các khoản tiền phạt

Dựa vào mối quan hệ giữa các đối tượng và mức độ phổ biến, có thể phân chia các khoản tiền phạt thành 3 loại như hình dưới đây:

– Phạt hợp đồng thương mại (phát sinh giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân khác trong giao dịch kinh doanh).

– Phạt hành chính (phát sinh giữa doanh nghiệp – cơ quan quản lý nhà nước).

– Phạt hợp đồng lao động (phát sinh giữa doanh nghiệp và người lao động).

Hướng dẫn hạch toán các khoản tiền phạt trên như sau:

1. Hạch toán đối với các khoản phạt hợp đồng thương mại

Trong một hợp đồng thương mại, khi một trong hai bên không đáp ứng được hoặc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng đã giao kết thì bên vi phạm sẽ phải chịu một mức phạt tương ứng được quy định cụ thể trong điều khoản của hợp đồng.

Ví dụ như khi chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cung cấp không đảm bảo tiêu chuẩn như cam kết trong hợp đồng; tiến độ cung cấp hàng hóa dịch vụ quá thời hạn quy định; tiến độ thanh toán, giải ngân chậm; tự ý hủy hợp đồng …

Khi có một trong những tình huống trên xảy ra, căn cứ vào biên bản làm việc giữa 2 bên, kế toán của bên vi phạm sẽ phải hạch toán khoản tiền phạt này là chi phí trong kỳ theo bút toán sau:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (Trường hợp thanh toán ngay)

hoặc Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Trường hợp chưa thanh toán ngay)

(Theo quy định tại Điều 94 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014).

Một số lưu ý:

– Căn cứ vào công văn số 3529/TCT-CS ngày 22/08/2014 của Tổng cục Thuế thì:

+ Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Hồ sơ để được trừ bao gồm: hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán.

– Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng quy định về các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế giá trị gia tăng thì:

+ Nếu bồi thường vi phạm hợp đồng thương mại bằng tiền mặt, doanh nghiệp phải lập chứng từ chi tiền (phiếu chi).

+ Nếu bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ thì phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế giá trị gia tăng như đối với hàng hóa dịch vụ.

– Căn cứ vào công văn 75439/CT-TTHT ngày 13/11/2018 của Cục Thuế thành phố Hà Nội thì:

+ Không được ghi nhận khoản tiền phạt hợp đồng vào giảm doanh thu;

+ Nếu doanh nghiệp đã lập và giao hóa đơn cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bên đối tác trong đó ghi nhận tiền phạt vi phạm hợp đồng vào hóa đơn làm giảm giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp và 2 bên đã kê khai thuế giá trị gia tăng thì 2 bên phải làm thủ tục điều chỉnh lại các hóa đơn đã giảm trừ doanh thu theo đúng quy định.

2. Hạch toán đối với các khoản phạt hành chính

Các khoản phạt vi phạm hành chính là các khoản mà kế toán có thể gặp phải nhiều hơn so với các khoản phạt vi phạm hợp đồng thương mại, tuy nhiên không ít kế toán vẫn hạch toán sai đối với những khoản tiền phạt này.

Trong quá trình hoạt động mà doanh nghiệp có những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành thì sẽ bị xử phạt tương ứng theo chế tài xử phạt đi kèm với vi phạm đó. Một số khoản phạt như:

– Phạt vi phạm luật giao thông;

– Phạt chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng;

– Phạt về không thay đổi đăng ký kinh doanh do không góp đủ vốn trong 90 ngày;

– Phạt lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp …

Các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: cơ quan thuế, hải quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Kế hoạch đầu tư, cơ quan bảo hiểm… và các cơ quan quản lý chuyên môn theo loại hình kinh doanh như: Sở Y tế, Ngân hàng Nhà nước, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Giao thông vận tải…

Khi nhận được biên bản, quyết định xử phạt, kế toán căn cứ vào đó để hạch toán kế toán:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

hoặc Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)

hoặc Có TK 3388 – Phải trả khác

(Theo quy định tại Điều 94 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014).

Lưu ý: Kế toán cần phân biệt giữa tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thêm và tiền phạt chậm nộp trong quyết định xử phạt của cơ quan thuế, tính chất cũng như cách hạch toán 2 khoản này hoàn toàn khác nhau. Kế toán có thể tham khảo các công văn hướng dẫn hạch toán truy thuế và tiền phạt chậm nộp sau:

– Công văn số 1287/CT-TTHT ngày 29/05/2015 của Cục Thuế tỉnh Thái Bình;

– Công văn số 927/CT-TTHT ngày 26/03/2015 của Cục Thuế tỉnh Hải Dương;

– Công văn số 3111/CT-TTHT ngày 13/08/2014 của Cục Thuế tỉnh Nam Định;

– Công văn số 13521/CT-TTHT ngày 28/12/2007 của Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh;

Lưu ý: Căn cứ vào Điểm 2.36 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì “Tất cả các khoản phạt vi phạm hành chính, lãi chậm nộp trên không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.”

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Hạch toán các khoản tiền phạt

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *