Đề xuất quy định về quản lý tiền thu từ cổ phần hóa DNNN

Tại dự thảo Nghị định về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Bộ Tài chính đã đề xuất quy định về quản lý tiền thu từ cổ phần hóa.
Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thì số tiền thu từ cổ phần hóa công ty con là Công ty TNHH 1 TV do Công ty mẹ (DNNN) sở hữu 100% vốn điều lệ, sau khi trừ giá trị sổ sách vốn đầu tư của công ty mẹ tại công ty con theo phương án cổ phần, chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn, nghĩa vụ thuế theo quy định, số tiền còn lại được xác định thu nhập hoạt động tài chính của công ty mẹ.

Để phù hợp quy định trên, dự thảo Nghị định đề xuất bỏ nội dung hướng dẫn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty (tại Khoản 2, Điều 43 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP). Việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp 2 sẽ thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Đối với số tiền thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp cấp 1) vẫn tiếp tục tập trung để quản lý, sử dụng tại Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Quỹ TW) và xem xét, điều chỉnh lại một số nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế như sau:

Để khắc phục việc các doanh nghiệp chậm nộp tiền về Quỹ TW thời gian qua, dự thảo Nghị định đề xuất bỏ nội dung doanh nghiệp cổ phần hóa phải mở tài khoản riêng biệt tại ngân hàng thương mại để phong tỏa số tiền bán cổ phần lần đầu (Khoản 5, Điều 43 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP) mà giao tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm chuyển tiền thu từ bán cổ phần lần đầu cho doanh nghiệp cổ phần hóa để xử lý lao động dôi dư và thanh toán chi phí cổ phần hóa theo dự toán đã xác định trong phương án cổ phần hóa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp về Quỹ TW trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư.

Về khoản chênh lệch phải nộp về Quỹ TW tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, bổ sung nội dung quy định (Khoản 6 Điều 43 Nghị định 59/2011/NĐ-CP) theo hướng trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải tự xác định khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển sang công ty cổ phần với giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và tạm nộp về Quỹ. Sau khi cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký kinh doanh lần đầu, số tiền thừa do đã nộp sẽ được quỹ hoàn trả, số tiền thiếu so với số tạm nộp doanh nghiệp nộp bổ sung vào Quỹ.

Quy định về tổ chức quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN

Về tổ chức quản lý Quỹ, theo quy định hiện hành thì Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức quản lý Quỹ TW (khoản 3 Điều 43 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP) và Quỹ TW được giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giữ để thực hiện thu, chi theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền

Thực hiện các quy định nêu trên, trong thời gian qua, SCIC đã tổ chức thực hiện thu, chi Quỹ theo đúng các quyết định xuất Quỹ của Bộ Tài chính (thực hiện vai trò như thủ quỹ của Quỹ); định kỳ hàng năm đã tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình quản lý và sử dụng Quỹ theo quy định. Tuy nhiên, việc thực hiện theo mô hình này thời gian qua cho thấy đã tăng khối lượng công việc mang tính thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ thời gian qua (SCIC với vai trò là thủ Quỹ, hồ sơ về sử dụng Quỹ do các cơ quan có thẩm quyền có ý kiến chấp thuận, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, ban hành Quyết định xuất Quỹ của Bộ Tài chính chuyển xuống SCIC làm thủ tục xuất Quỹ cho đối tượng thụ hưởng đồng thời tổng hợp tình hình thu, chi Quỹ để báo cáo Bộ Tài chính). Việc quản lý Quỹ (Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định và thường đặt tại cơ quan quản lý nhà nước như Quỹ tích lũy trả nợ do Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ) thực hiện quản lý và giám sát. Việc đặt Quỹ tại SCIC dẫn đến việc Bộ Tài chính không chủ động được trong việc theo dõi nắm bắt các khoản thu, chi, tồn Quỹ để có đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời khi có nhu cầu của cấp có thẩm quyền; đồng thời cũng bất cập trong quá trình thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn thu, chi Quỹ.

Để khắc phục một số bất cập trên, dự thảo Nghị định đề xuất điều chỉnh theo hướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tổ chức bộ máy quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo cơ chế được Thủ tướng Chính phủ quy định.

Baochinhphu.vn

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.