CKTC chia sẻ bài viết về các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. Trong đó có thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh áp dụng của năm 2021.
Một phần quan trọng trong chế độ thai sản là chế độ dưỡng sức sau sinh. Chế độ dưỡng sức sau sinh giúp lao động nữ có thêm thời gian chăm sóc con, phần nữa là để phục hồi sức khỏe. Quy định như thế nào về chế độ này?
Điều kiện nghỉ dưỡng chế độ dưỡng sức sau sinh
Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ:
Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Trong đó, sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản dưới đây, lao động nữ sẽ được tính để nghỉ dưỡng chế độ dưỡng sức sau sinh:
– Nghỉ do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
– Nghỉ sinh con:
Tối đa 06 tháng; trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Nghỉ do con chết:
+ Nếu con dưới 02 tháng tuổi chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
+ Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh
Cũng tại Luật này, cụ thể khoản 2 Điều 41, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh của lao động nữ được quy định như sau:
Về thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh
Lao động nữ được nghỉ tối đa:
– 10 ngày nếu sinh một lần từ 02 con trở lên;
– 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;
– 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Lưu ý:
– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
– Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc được tính cho năm đó.
Ví dụ:
Chị AB đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2020 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2021 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày.
Trong trường hợp này, thời gian nghỉ việc của chị A được được tính cho năm 2020.
Về tiền hỗ trợ dưỡng sức sau sinh
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng thì số tiền dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.
Thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh
Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
Tức là, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Danh sách 01B-HSB).
Đồng thời, để thuận lợi hơn, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.
CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.
6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty
Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán
Dịch vụ tra cứu hóa đơn
Dịch vụ tra cứu thông tin công ty
Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây
Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh