Cách tính chi phí tiếp khách và quảng cáo từ 2015 trở đi để đưa vào chi phí tính thuế TNDN hợp lý?
– Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 có còn khống chế mức phần trăm nữa không?
– Cần những hồ sơ chứng từ gì để hợp thức hóa chi phí tính thuế TNDN?
– Các giai đoạn tính chi phí như thế nào?
* Chi phí tiếp khách, quảng cáo.
+ Với chi phí này các năm 2013 về trước:
+ Chi phí tiếp khách cũng hoạch toán vào Chi phí quản lý và lưu ý bị khống chế theo luật thuế TNDN.
– Với doanh nghiệp đã thành lập: 10% (632+641+642+811+635).
– Với doanh nghiệp mới thành lập: 15% (632+641+642+811+635) ưu ái trong 3 năm đầu mới thành lập doanh nghiệp.
* Lưu ý: Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
* Căn cứ: Theo điều 06 Thông tư Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012.
+ Kể từ ngày 1/1/2014 thì chi phí tiếp khách được nâng lên khung 15% không khống chế số năm hoạt động.
+ Chi phí quảng cáo, tiếp khách…. = 15%(Tổng chi phí phát sinh – Tổng chi phí không được trừ – Tổng chi phí quảng cáo, tiếp khách)= 15%(TK632+TK641+TK 642+TK635+TK811).
* Lưu ý: Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
* Căn cứ Điểm m, Khoản 2, Điều 9 Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
– Thông tư như 78/2014/TT-BTC, thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC và gần đây Thông tư 96/2015/TT-BTC.
* Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm: các khoản sau đây không bị khống chế.
– Hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
– Hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá;
– Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) bao gồm:
1. Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin;
2. Chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;
3. Chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;
4. Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
4. Chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
5. Chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
6. Chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
* Vấn đề 01. Quy định liên quan về chi phí tiếp khách và định mức chi phí tiếp khách:
– Căn cứ Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định: “Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9”.
* Cụ thể: m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
* Theo đó:
– Chi phí tiếp khách không bị khống chế về định mức chi phí.
– Các khoản chi phí: Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có hóa đơn, hồ sơ chứng từ đầy đủ thì được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ
* Vấn đề 02. Điều kiện để chi phí tiếp khách được chấp nhận là chi phí hợp lý.
Khoản chi phí tiếp khách hoặc hội nghị khách hàng được chấp nhận là chi phí hợp lý được trừ cho mục đích tính thuế TNDN thì:
– Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Có hồ sơ chứng từ hợp lý
* Hồ sơ thanh toán chi phí tiếp khách hợp lý.
1. Bill thanh toán + oder đi kèm (dưới dạng không có hợp đồng kinh tế hoặc phiếu đặt dịch vụ) hoặc Bảng kê chi tiết món ăn
2. Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường
3. Phiếu xác nhận dịch vụ (booking), hoặc hợp đồng kinh tế nếu khách đặt trước
4. Biên bản thanh lý hợp đồng
5. Phiếu thu tiền nếu thanh toán ngay tiền mặt, cà thẻ (khách đưa thẻ quẹt qua khe đọc thẻ, nhập mã số cá nhân và số tiền cần thanh toán, máy sẽ in ra hóa đơn và khách hàng ký vào, hoàn tất quy trình thanh toán).
* Vấn đề 03. Hạch toán chi phí tiếp khách.
+ Theo thông tư 200 thay thế QĐ15
Nợ TK 642*,641*
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,131
+ Theo QĐ 48:
Nợ TK 6421,6422 (QĐ 48)
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,131
* Tham khảo tại:
– Thông tư như 78/2014/TT-BTC, thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC và gần đây Thông tư 96/2015/TT-BTC.
– Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
– Thông tư Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012.
CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.