Cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt NamCKTC – Hướng dẫn về cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh.

CKTC – Dịch vụ kế toán chia sẻ bài viết về cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh để quý doanh nghiệp tham khảo.

Cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh

Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường mở thêm các chi nhánh tại các tỉnh khác nhau. Vậy cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh như thế nào. CKTC – Dịch vụ kế toán cùng các bạn cùng nghiên cứu vấn đề cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh.

1. Kê khai thuế môn bài – Cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh.

Theo Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: “Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính. Thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

2. Khi trụ sở chính xuất hàng cho chi nhánh – Cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh.

Theo Điểm 2.6 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: “Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở phụ thuộc khác địa phương……Cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ sau:

– Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau

– Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ”

Kết luận: Khi xuất hàng cho chi nhánh thì phải lập hóa đơn GTGT hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.

3. Khi chi nhánh bán hàng – Cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh.

Theo Điểm 2.6 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

3.1. Cơ sở hạch toán phụ thuộc khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua.

Theo Điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC quy định: “ Khi đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng. Thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế. Thì ghi mã số thuế của trụ sở chính”

– Trường hợp các cơ sở hạch toán phụ thuộc kinh doanh nông, lâm, thủy sản kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính. Thì chỉ sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT

3.2. Cơ sở hạch toán phụ thuộc lập bảng kê hàng hóa bán ra gửi về trụ sở chính

Để trụ sở chính lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ để giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc. Trường hợp số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn. Bảng kê có thể lập cho 5 ngày, 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất khác nhau phải lập bảng kê riêng theo từng loại thuế suất.

– Cơ sở hạch toán phụ thuộc thực hiện kê khai nộp thuế GTGT. Đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của trụ sở chính

– Theo Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC: những chi nhánh hạch toán phụ thuộc có thể xin cấp MST riêng (13 số) và đặt in hóa đơn GTGT

– Nếu cơ sở sản xuất phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán. Thì kê khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất (thuế vãng lai ngoại tỉnh)

Số thuế GTGT phải nộp cho địa phương cơ sở sản xuất được xác định theo tỷ lệ

+ 2% đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%

+ 1% đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%

Trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra

4. Ví dụ cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh:

Công ty TNHH CKTC có trụ sở tại TP.HCM có 2 đơn vị hạch toán trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán tại Bình Thuận và Long An. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10%. Trong kỳ khai thuế tháng 01/2018. Doanh thu chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra tại Bình Thuận là: 500.000.000 đồng. Tại Long An là: 1.250.000.000 đồng. Số thuế GTGT phải nộp tại TP.HCM theo tờ khai 01/GTGT là: 120.000.000 đồng

– Số thuế GTGT Công ty TNHH CKTC phải nộp tại Bình Thuận là: 500.000.000 * 2% = 10.000.000 đồng

– Số thuế GTGT Công ty TNHH CKTC phải nộp tại Long An là: 1.250.000.000 * 2% = 50.000.000 đồng

– Số thuế GTGT Công ty TNHH CKTC phải nộp tại TP.HCM là: 120.000.000 – 10.000.000 – 50.000.000 = 60.000.000 đồng

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Cách hạch toán tại chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *