Cách hạch toán mua hàng trả chậm

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT mua hàng trả góp và cách kê khai thuế GTGT đối với hàng trả chậm, trả góp; Cách hạch toán đối với hàng mua theo phương thức trả chậm, trả góp. Mời các bạn theo dõi bài viết cách hạch toán mua hàng trả chậm của CKTCChìa Khóa Thành Công.

Cách hạch toán mua hàng trả chậm

1. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT và cách kê khai thuế GTGT đối với hàng mua trả chậm, trả góp.

1.1. Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT chung:

Tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:

“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.”

Như vậy: Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ là: Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào, Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên.

1.2. Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT và cách kê khai thuế GTGT đối với hàng trả chậm, trả góp có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên:

Tại Khoản 10,Điều 1, Thông tư 26/2015/TT­BTC quy định:

“c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ  tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).”

Như vậy:

– Cũng giống như hàng hóa, dịch vụ mua bán bình thường khác. Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua theo phương thức trả chậm, trả góp là: Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào, Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên.

– Nếu hàng mua trả chậm trả góp chưa đến hạn thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, doanh nghiệp vẫn được kê khai, khấu trừ thuế đầu vào.

– Đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cũng chưa phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ.

– Chỉ điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ khi doanh nghiệp đã thực hiện việc thanh toán nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Kê khai giảm vào kỳ phát sinh việc thanh toán thực tế.

2. Thuế đầu vào được khấu trừ đối với hàng mua trả chậm, trả góp:

Theo điều 7, khoản 7 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định về giá tính thuế đối với hàng trả chậm, trả góp như sau:

“7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

Ví dụ 31: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.”

Như vậy: Giá tính thuế GTGT đầu ra là giá bán trả tiền ngay, nên Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với hàng mua trả chậm, trả góp là thuế tính trên giá mua trả tiền ngay (thuế GTGT đầu ra của bên bán).

3. Cách hạch toán mua hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp:

– Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, về sử dụng với mục đích kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211… (theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( tính trên giá mua trả tiền ngay) (nếu có)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu được khấu trừ)}

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Định kỳ, khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112: Số tiền gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ.

– Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

4. Ví dụ về cách hạch toán mua hàng trả chậm, trả góp:

Công ty CKTC mua xe ô tô của công ty HD về để sử dụng cho ban lãnh đạo công ty, theo phương thức thanh toán chậm trong vòng 3 năm (36 tháng) với giá 900.000.000 đồng (chưa có thuế GTGT 10%). Nếu cùng thời điểm này công ty CKTC thanh toán ngay thì công ty CKTC phải thanh toán cho công ty HD với giá chưa có thuế GTGT 10% là 495.000.000 đ. Số tiền gốc và lãi công ty CKTC trả theo từng tháng bằng TGNH.

Kế toán tại công ty CKTC sẽ hạch toán như sau:

– Khi mua ô tô về sử dụng cho ban lãnh đạo công ty dùng, ghi:

Nợ TK 211 (2113) (nếu doanh nghiệp áp dụng TT 200): 495.000.000 đ

Nợ TK 211 (2111) (nếu doanh nghiệp áp dụng TT 133): 495.000.000 đ

Nợ TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ: 49.500.000 đ

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước : (900.000.000 – 495.000.000 = 405.000.000 đ)

Có TK 331 (công ty HD): (900.000.000 đ + 49.500.000 đ = 949.500.000 đ).

– Hàng tháng, khi thanh toán tiền cho công ty HD, ghi:

Nợ TK 331 (công ty HD): (949.500.000/ 36 tháng = 26.375.000 đ)

Có TK 112: 26.375.000 đ

– Hàng tháng, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, ghi:

Nợ TK 635: 405.000.000 đ/ 36 tháng = 11.250.000 đ

Có TK 242: 11.250.000 đ.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Cách hạch toán mua hàng trả chậm

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *