Cách hạch toán Hàng Nhập khẩu

· Chứng từ kế toán sử dụng:

Tờ khai hải quan & các phụ lục.

– Hợp đồng ngoại (Contract)

– Hóa đơn (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói (packing list)

– Các giấy tờ khác của lô hàng như: chứng nhận xuất xứ (C/O), tiêu chuẩn chất lượng (C/A), đơn bảo hiểm (Insurance policy)…

– Các hóa đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: phí bảo hiểm, cước vận tải quốc tế, phí vận tải nội địa, phí nâng hạ container, THC (Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY-bãi chứa cont ở cảng ra cầu tàu… ), vệ sinh cont, phí chứng từ, lưu kho và các khoản phí khác ….

– Thông báo nộp thuế.

– Giấy nộp tiền vào NSNN / UNC thuế.

– Lệnh chi / UNC thanh toán công nợ ngoại tệ người bán.

=> Điều kiện khấu trừ thuế GTGT của hàng nhập khẩu:

Theo Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn về Điều kiện khấu trừ thuế GTGT như sau:

– Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

=> Như vậy chỉ khi Đơn vị nhập khẩu có Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu và có chứng từ thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ không dùng tiền mặt thì mới được Kê khai và khấu trừ thuế.

Kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu như thế nào?

– Kế toán căn cứ vào Chứng từ nộp tiền thuế GTGT khâu nhập khẩu để kê khai vào Phụ lục 01-02/GTGT “Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào”.

– Trên bảng kê HHDV mua vào, căn cứ chứng từ nộp thuế GTGT NK để kê khai, chỉ tiêu nào không có thì bỏ trống

a) Hạch toán giá trị hàng Nhập khẩu:

Nợ TK 156 – Giá trị Hàng hóa Nhập khẩu (theo tỷ giá của tờ khai hải quan nếu doanh nghiệp không thanh toán trước toàn bộ giá trị hợp đồng)

Có TK 331

– Trường hợp thanh toán nhiều lần:cách hạch toán hàng nhập khẩu

+ Nếu lãi về tỷ giá Hạch toán:

Nợ TK 331

Có TK 515

+ Nếu lỗ về tỷ giá Hạch toán:

Nợ TK 635

Có TK 331

=> Lưu ý về giá trị hàng nhập khẩu:

– Theo quy định giá tính thuế nhập khẩu là giá mua cộng các chi phí nhập hàng cho đến thời điểm hàng tới cầu cảng Việt Nam. Như vậy điều kiện cơ sở giao hàng sẽ gần như tương ứng với các điều kiện C (như CIF, C&F) cho dù hợp đồng ký với điều kiện nào đi nữa.

– Do đó có một sự không đồng nhất giữa giá tính thuế NK, GTGT nhập khẩu của hải quan khác với giá mua thực tế trên hợp đồng.

– Giá tính thuế:

+ TH1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác)

Giá tính thuế = Giá CIF

+ TH2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm)

Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có)

+ TH3: Giá tính thuế là giá Exwork: là giá mua chưa bao gồm chi phí bốc dỡ hàng hóa, làm thủ tục xuất khẩu, chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm những chi phí này)

Giá tính thuế = giá Exwork + phí nhập hàng từ kho bên bán về cảng VN + chi phí Bảo hiểm

– Đó là lý do vì sao trên tờ khai hải quan sẽ thường thấy có ghi các khoản phí như: I, F, THC.., chỉ là phần hải quan ấn định vào giá nhập để kê khai thuế thôi.

– Kê khai thuế hàng nhập khẩu: Dựa vào: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc biên lai thu tiền của hải quan.

– Hạch toán giá trị hàng nhập khẩu vào sổ: Hạch toán theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh hoặc tỷ giá ngày thanh toán.

VD: Ngày 1/8/2014 bạn chuyển khoản thanh toán tiền hàng cho 1.000 sp A. Tỷ giá ngày hôm đó là 20.000vnđ/usd. Tổng giá trị = 1.000 X 20.000 = 20.000.000 vnđ.

– Nhưng đến ngày 6/8/2014 hàng mới về đến Việt Nam, hôm đó tỷ giá trên tờ khai hải quan là 21.000vnđ/usd. (Đây là tỷ giá hải quan dùng để tính thuế chứ không phải để xác định giá trị hàng nhập khẩu).

+ Như vậy giá trị hàng hóa = 20.000.000 không thể là: 1.000 x 21.000 = 21.000.000 vnđ

b) Hạch toán Thuế Nhập khẩu phải nộp của Hàng Nhập khẩu

Nợ TK 156

Có TK 3333 – Thuế Nhập khẩu

c) Hạch toán Thuế TTĐB của Hàng Nhập khẩu (nếu có)

Nợ TK 156

Có TK 3332 – Thuế Tiêu thụ đặc biệt

– Khi Nộp tiền về các loại thuế mà Hàng hóa Nhập khẩu phải chịu (Thuế NK, TTĐB, GTGT hàng Nhập khẩu hạch toán như sau:

Ghi giảm Thuế NK của hàng Nhập khẩu phải nộp:

Nợ TK 3333

Có TK 1121

Ghi giảm Thuế TTDB của hàng Nhập khẩu phải nộp

Nợ TK 3332

Có TK 1121

Thực hiện khấu trừ thuế GTGT hàng Nhập khẩu

Nợ TK 1331

Có TK 33312 – Thuế GTGT Hàng Nhập khẩu

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.