Khi tham gia bảo hiểm y tế, người lao động sẽ đăng ký khám chữa bệnh tại một bệnh viện phù hợp với nơi ở và làm việc của mình. Nhưng trong khi khám chữa bệnh, người lao động có thể không khám chữa bệnh tại nơi mình đăng ký ban đầu, hoặc khám chữa bệnh vượt tuyến. Những trường hợp này, mức thanh toán của bảo hiểm có khác nhau. Kế toán CKTC xin chia sẻ với các bạn mức thanh toán của bảo hiểm qua bài viết: Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến, chuyển tuyến
Cơ sở pháp lý:
- Luật bảo hiểm y tế 2014
- Nghị định 105/2014/NĐ-CP
1. Mức hưởng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh đúng tuyến
– Hưởng 100% đối với các trường hợp:
+ Đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3.
+ Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
+ Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
– Hưởng 95% đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4
– Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh trái tuyến
– Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
– Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2015 đến 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;
– Hưởng 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2015 đến 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2016.
Như vậy, trường hợp điều trị ngoại trú vượt tuyến sẽ không được hưởng BHYT
Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và được hưởng BHYT như đúng tuyến
Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo đúng tuyến.
3. Mức hưởng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh chuyển tuyến
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh chuyển tuyến điều trị, có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp lệ thì:
– Hưởng 100% đối với các trường hợp:
+ Đối tượng theo quy định.
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; trẻ em dưới 6 tuổi;
+ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
+ Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
+ Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục tính từ thời điểm người đó tham gia bảo hiểm y tế đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tính từ thời điểm tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; Mức hưởng có thể là 95% hoặc 80% theo từng trường hợp cụ thể.