Xử lý chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên

Bảo hiểm nhân thọ là khoản bảo hiểm không bắt buộc doanh nghiệp phải mua cho nhân viên. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên chi phí mua bảo hiểm nhân thọ. Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên có được tính vào chi phí được trừ không? Dịch vụ kế toán CKTC chia sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách xử lý chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên.

Xử lý chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên

1. Căn cứ pháp lý liên quan đến xử lý chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên.

– Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC;

– Khoản 8, Điều 2, Nghị định 12/ 2015/NĐ-CP;

– Khoản 3, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC;

– Theo Nghị định 146/2017/NĐ-CP;

– Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

2. Điều kiện để xử lý chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Theo Nghị định 146/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/02/2018) đã bổ sung về phần “mua bảo hiểm nhân thọ” vào mức bị khống chế:

“o) Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”

Ngoài ra Nghị định 146/2017/NĐ-CP cũng tái khẳng định phần chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

– Được ghi cụ thể điều kiện và mức hưởng trong một trong các văn bản sau: Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, Quy chế Thưởng của giám đốc – chủ tịch hội đồng quản trị – tổng giám đốc, Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tài chính của công ty – tổng công ty…

– Các khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Có chứng từ chi (Phiếu chi) hoặc với các khoản chi từ 20 triệu trở lên có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng. Có danh sách lao động được hưởng và xác nhận của người lao động.

– Doanh nghiệp phải tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động: BHXH, BHYT, BHTN.

Nếu khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ nêu tại tiết b điểm 2.6 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

=> Chi phí mua bảo hiểm cho nhân viên hợp lý cần:

– Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

– Phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau:“Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

– Doanh nghiệp phải tham gia các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) trước khi mua các loại bảo hiểm khác.

– Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyên: Thì không được vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người.

– Chi phí mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tự nguyện khác: Thì không được vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

3. Quy định về thuế TNCN đối với xử lý chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên

3.1 Nghĩa vụ về thuế:

Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ là khoản tiền chịu thuế TNCN theo tiết đ.2 điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và được sửa đổi theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

3.2 Đối tượng phải khấu trừ thuế TNCN (Theo Điều 14 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC):

a. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam:

– Khi doanh nghiệp mua bảo hiểm nhân thọ thì người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế. Người sử dụng lao động (doanh nghiệp) chưa khấu trừ thuế TNCN.

– Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động. (Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần thì tiền thuế TNCN được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy).

b. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam nhưng được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam:

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.

4. Định khoản xử lý chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên

Hạch toán khi tính chi mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên:

Nợ TK 642, 641…

Có TK 334

Hạch toán khi chi trả chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên:

Nợ TK 334

Có TK 111, 112, 3335

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Lập tờ khai Lệ phí môn địa điểm kinh doanh khác tỉnh

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.