Hạch toán nghiệp vụ thuế GTGT nếu không cùng kỳ kê khai thuế đưa vào TK 138 hay đưa vào 1331.
– Hóa đơn đầu vào bỏ sót chưa kê khai , thì sau khi kê khai bổ sung thì việc định khoản ra sao?
– Các bạn thường thắc mắc làm sao để lên sổ sách khớp với tờ khai thuế GTGT ?
– Kế toán thường đưa vào TK 1388 hay đưa vào TK 1331? Mục đích và ý nghĩa từng phương pháp.
Một: Về thời hạn kê khai thuế và khấu trừ thuế:
* Căn cứ:
– Điều 9 Nghị định Số: 209/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.
– Khoản 8, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
* Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khoản:
g) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
* Gỡ bỏ: Điều c.8 của Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng: Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hóa đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hóa đơn, chứng từ bỏ sót.
=> Theo luật trên kể từ ngày 1/1/2014 tất cả chứng từ hóa đơn đầu vào không giới hạn kê khai nếu doanh nghiệp phát hiện thiếu sót trong quá trình kê khai thì được phép kê khai bổ sung bất kỳ khi nào miễn trước thời gian cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra tại doanh nghiệp, bãi bỏ cấm vận quá 06 tháng thì không được kê khai theo: Thông tư 06/2012/TT-BTC thay thế thông tư 129/2008/TT-BTC về thuế GTGT.
Hai: Về thời điểm kê khai thuế và kì kê khai hóa đơn bỏ sót:
+ Công văn 1818/TCT-KK và 3283/CTTTHT về thuế giá trị gia tăng
– Ngày 19/05/2014 Tổng cục thuế ban hành CV số 1818/TC-KK giải đáp vướng mắc về phương pháp kê khai hóa đơn kê khai khấu trừ bị bỏ sót chưa kê khai. Theo đó,Đối với hóa đơn phát sinh từ 1/1/2014 thì trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện hóa đơn kê khai khấu trừ bị bỏ sót chưa kê khai thì được kê khai khấu trừ bổ sung vào kỳ kê khai gần nhất của thời điểm phát hiện sai sót, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
* Ví dụ:
– Công ty A có hóa đơn GTGT mua vào lập ngày 01/01/2014. Trong kỳ kê khai thuế tháng 01/2014, công ty bỏ sót không kê khai khấu trừ hóa đơn này. Đến ngày 15/03/2014 Công ty phát hiện hóa đơn bỏ sót chưa kê khai thì công ty kê khai khấu trừ bổ sung đối với hóa đơn bỏ sót vào kỳ kê khai tháng 02/2014.
– Công ty A có hóa đơn GTGT mua vào lập ngày 01/01/2014. Trong kỳ kê khai thuế tháng 01/2014, công ty bỏ sót không kê khai khấu trừ hóa đơn này. Đến ngày 30/03/2014 Công ty phát hiện hóa đơn bỏ sót chưa kê khai thì công ty kê khai khấu trừ bổ sung đối với hóa đơn bỏ sót vào kỳ kê khai tháng 03/2014.
* Như vậy:
– Đối với Hóa đơn đầu vào bỏ sót phát hiện ở kỳ kê khai hiện tại nào thì kê khai bổ sung cho kỳ hiện tại phát hiện hóa đơn bỏ sót đó để kê khai không điều chỉnh hồi tố.
– Đối với hóa đơn đầu ra bỏ sót thì hóa đơn thuộc kì kê khai nào thì điều chỉnh đúng về kì kê khai đó (điều chỉnh hồi tố).
* Ba: Về hạch toán thuế và tờ khai
– Các bạn luôn có câu hỏi là làm sao để tờ khai khớp với sổ sách khi đối chiếu cho dễ?
– Vậy cách hạch toán và phương pháp ra sao?
– Ví dụ : Công ty chuyên kinh doanh về sắt thép có hóa đơn HĐ 0123 đầu vào mua sắt, thép ngày 01/01/2016
1. Giá chưa vat = 10.000.000đ
2. Thuế GTGT=1.000.000đ
3. Sau thuế = 11.000.000
Tháng 4/2016 doanh nghiệp mới nhận được hóa đơn do tài xế, sếp …giao cho phòng kế toán.
– Phương pháp Một: Tại tháng 1/2016: 01/01/2016
Nợ TK 156=10.000.000đ
Nợ TK 1388=1.000.000đ
Có TK 331= 11.000.000
Tháng 4/2016 phát hiện sai tại kỳ khai thuế tháng 4/2016 doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế bổ sung cho hóa đơn bỏ sót HĐ 0123 này
Tại tháng 4/2016: 01/04/2016: lập bút toán hoàn nguyên VAT và triệt tiêu TK 1388
Nợ TK 1331/ Có TK 1388=1.000.000đ
* Như vậy:
1. Về bản chất kế toán thì sử dụng TK 1388 thay thế cho TK 1331 là sai nguyên tắc và chuẩn mực kế toán.
2. Về tác dụng làm khớp tờ khai và khớp công nợ.
3. Về thanh kiểm tra thuế: các bạn chỉ cần kê sẵn 01 bản ra excel ghi sẵn tháng hạch toán ghi nhận 1388 và tháng kê khai thuế kết chuyển ghi nhận 1331 để sau này khi bị cán bộ thuế và kiểm toán hỏi thì giải trình luôn.
4. Việc hạch toán sai tài khoản nhưng nếu nó giúp bạn theo dõi và kiểm soát tốt công việc thì vẫn tiếp tục áp dụng miễn việc giải trình với cán bộ chức năng của bạn tốt là ok, cái quan trọng khi thanh kiểm tra thuế ở tính chất pháp lý của hóa đơn: Hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
5. Việc hạch toán sai tài khoản thanh kiểm tra thuế cũng chưa từng có tiền lệ bị phạt cho trường hợp này vì:
– Cơ quan thuế không có thẩm quyền phạt trong trường hợp hạch toán sai chế độ kế toán, cũng như sai chế độ sổ sách kế toán khi kiểm tra phát hiện doanh nghiệp có biểu hiện làm sai, thẩm quyền phạt vi phạm được chuyển sang cho cơ quan chức năng khác để xử lý
– Khi thanh kiểm tra thuế thì các bạn kế toán cũng nên biết đối tượng đủ pháp lý và thẩm quyền phạt trong trường hợp này.
* Chi tiết:
– CÔNG VĂN 4717/TCT-TTR NĂM 2015 XỬ LÝ VI PHẠM VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DO TỔNG CỤC THUẾ BAN HÀNH
– Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
=> Do đó ai đang làm thì cứ làm không cần phải điều chỉnh hay bổ sung gì cả vì cái quan trọng khi thanh kiểm tra thuế ở tính chất pháp lý của hóa đơn: Hợp lý, hợp lệ, hợp pháp chứ không phải bạn hạch toán ra sao? Nếu cần giải trình thì bạn làm sẵn file excel như hướng dẫn ở trên.
– Phương pháp Hai: Tại tháng 1/2016: 01/01/2016
Nợ TK 156=10.000.000đ/ Có TK 331= 10.000.000
Tháng 4/2016 phát hiện sai tại kỳ khai thuế tháng 4/2016 doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế bổ sung cho hoa đơn bỏ sót HĐ 0123 này
Tại tháng 4/2016: 01/04/2016
Nợ TK 1331/ Có TK 331=1.000.000đ
* Như vậy:
1. Về chế độ kế toán phản ánh sai nội dung kinh tế làm sai lệch công nợ và bản chất nghiệp vụ.
2. Về thanh kiểm tra thuế: các bạn chỉ cần kê sẵn 01 bản ra excel ghi sẵn tháng hạch toán ghi nhận chi phí. hoặc hàng tồn và tháng kê khai thuế ghi nhận 1331 để sau này khi bị cán bộ thuế và kiểm toán hỏi thì giải trình luôn.
3. Mục đích của trường hợp này thường ghi nhận chi phí hoặc tránh âm kho.
– Phương pháp Ba: Tại tháng 1/2016: 01/01/2016
Nợ TK 156=10.000.000đ
Nợ TK 1331=1.000.000đ
Có TK 331= 11.000.000
* Giả sử:
Đầu kỳ chỉ tiêu [22]=0
+ Tờ khai: VAT đầu vào = 5.000.000 (chỉ tiêu [24],[25])
VAT đầu ra = 6.000.000 (chỉ tiêu [33],[28])
+ Sổ sách VAT đầu vào = 6.000.000 ( do có 1.000.000 đ vat của hóa đơn bỏ sót TK 1331)
VAT đầu ra = 6.000.000 (TK 33311)
= > Vậy kết chuyển thuế VAT như thế nào: căn cứ vào tờ khai thuế GTGT để kết chuyển số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng chứ không căn cứ vào sổ sách chỉ tiêu làm căn cứ là chỉ tiêu [24],[25]) cụ thể là [25]
Nợ TK 33311/ Có TK 1331= 5.000.000
Tháng 4/2016 phát hiện sai tại kỳ khai thuế tháng 4/2016 doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế bổ sung cho hóa đơn bỏ sót HĐ 0123 này
+ Tờ khai: VAT đầu vào = 11.000.000 (chỉ tiêu [24],[25])
VAT đầu ra = 11.000.000 (chỉ tiêu [33],[28])
+ Sổ sách VAT đầu vào = 10.000.000 ( do có 1.000.000 đ vat của hóa đơn bỏ sót TK 1331 đã kê sổ sách tháng 01/2016)
VAT đầu ra = 11.000.000 (TK 33311)
=> Vậy kết chuyển thuế VAT như thế nào: căn cứ vào tờ khai thuế GTGT để kết chuyển số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng chứ không căn cứ vào sổ sách chỉ tiêu làm căn cứ là chỉ tiêu [24],[25]) cụ thể là [25].
Nợ TK 33311/ Có TK 1331= 11.000.000
=> Vậy đến tháng 4/2016 sổ sách mới được hoàn nguyên đối chiếu khớp nhau, vậy sự chênh lệch ở trên chỉ là chênh lệch tạm thời .
* Như vậy:
1. Khoản thuế GTGT 1.000.000 đ VAT đầu vào bỏ sót tạm không được khấu trừ và tạm lệch so với sổ sách kế toán và tờ khai thuế GTGT.
2. Việc kết chuyển thuế GTGT là căn cứ tờ khai thuế không căn cứ trên sổ sách: sổ cái, cân đối phát sinh những bạn đang căn cứ vào sổ sách để kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ hàng tháng là sai nghiệp vụ, cần phải hiểu việc kết chuyển thuế GTGT là căn cứ vào đâu?
3. Phản ánh đúng bản chất kế toán, nhưng chưa chắc đã tốt cho công tác theo dõi và quản trị dữ liệu
4. Nhược: làm lệch tờ khai thuế GTGT và sổ sách đối với người xem sổ sách qua loa thì sẽ nói kế toán làm sai nghiệp vụ đặc biệt các sếp thường không có độ tin tưởng ở kế toán sẽ mời chuyên gia hoặc người ngoài khác kiểm tra khi các bạn không có mặt ở đó để giải trình sẽ nhận được kết không hay với những lời nhận xét không mấy tốt đẹp => Phương pháp này lợi về bản chất nghiệp vụ và đúng chế độ kế toán nhưng là con dao hai lưỡi.
=> Nếu sử dụng phương pháp này thì kế toán nên ghi chú ra giấy hoặc ghi chú cần thận bản word, excel để kết chuyển Vat cho đúng và theo dõi cho chặt chẽ đúng luật thuế và kế toán cũng là để làm căn cứ giải trình chứng minh với cơ quan thuế , kiểm toán cũng như những chuyên gia được mời từ bên ngoài doanh nghiệp đến kiểm tra sổ sách được sáng tỏ.
* Kết luận:
1. Có những khi cần làm theo đúng tiền lệ có những lúc không cần làm theo tiền lệ miễn bạn đạt được công tác quản trị công việc của mình thật tốt, cần phải biết tính hiệu quả công việc cao hơn là đúng nhưng làm bạn lúng túng vì đối với các bạn kế toán thuế tại doanh nghiệp mục đích chính là kỳ giải trình thành công và giảm các khoản chi phí bị phạt.
2. Nếu các bạn đang áp dụng Trường 01 và 02 cho công tác kế toán thì vẫn áp dụng tiếp bình thường không cần phải hoang mang hay lo lắng, vì chưa từng có tiền lệ cán bộ thuế thanh kiểm tra nào phạt các bạn trong trường hợp này cả nhắc lại cái quan trọng khi thanh kiểm tra thuế ở tính chất pháp lý của hóa đơn: Hợp lý, hợp lệ, hợp pháp…của chứng từ.
CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.