Các doanh nghiệp thực hiện bán hàng online, bán hàng trực tuyến khi thực hiện bán hàng và xuất hóa đơn cho khách nhưng hàng hóa và hóa đơn bị trả lại. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp xử lý hóa đơn GTGT bán hàng qua mạng bị trả lại như thế nào? Chìa Khóa Thành Công xin chia sẻ nội dung và cách xử lý cho các trường hợp này:
Hóa đơn GTGT bán hàng qua mạng bị trả lại
Theo hướng dẫn của công văn Công văn số 3072/CT-TTHT ngày 10/4/2015 của Cục Thuế TP. HCM thì nội dung như sau:
Căn cứ Khoản 2.8 Phụ lục 4 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về việc lập hóa đơn trong một số trường hợp:
“Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn) lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp bị trả lại, là tiến hành hủy các hóa đơn đó. Việc kê khai điều chỉnh và lập hóa đơn được dựa trên các biên bản thu hồi giữa công ty với các đơn vị chuyển phát.
Xem thêm: