Cách tính bảo hiểm xã hội một lần như thế nào

CKTC tư vấn về cách tính bảo hiểm xã hội một lần như thế nào?. Trong trường hợp chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng muốn lĩnh bảo hiểm xã hội một lần thì làm như thế nào? Văn bản pháp luật quy định về vấn đề này chi tiết như sau:

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào CKTC! em có một vấn đề nhờ CKTC tư vấn giúp. Em có làm cho công ty ở Hồ Chí Minh và có tham gia Bảo hiểm xã hội. Em đã nghỉ việc vào tháng 7/2013, đến tháng 9/2014 em muốn lấy tiền Bảo hiểm xã hội một lần thì cho hỏi em nhận được tổng số tiền bao nhiêu? Thời gian đóng bảo hiểm của em như sau:

Tháng 01/2010 – 12/2010 mức lương đóng BH là: 1.200.000

Tháng 01/2011 –  09/2011 mức lương đóng BH là: 1.445.000

Tháng 10/2011 – 12/2011: 2.140.000

Tháng 07/2012 –  10/2012: 2.140.000

Tháng  11/2012 –  02/2013: nghỉ thai sản

Tháng 03/2013 – 07/2013: 2.515.000

Mong nhận được câu trả lời từ CKTC. Em cám ơn rất nhiều.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến CKTC, trường hợp của bạn chúng tôi trả lời  và quy định cụ thể như sau:

Tại Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
 
b) Ra nước ngoài để định cư;
 
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
 
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e Khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

Và tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015 có quy định:

“…Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.” 

Như vậy, trường hợp của bạn đủ điều kiện nhận bảo hiểm xã hội một lần và đối với mức hưởng được quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định về mức hưởng BHXH một lần và cách tính theo số năm đóng BHXH như sau:

“…a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
 
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”

Từ các căn cứ trên có thể nhận thấy, sau 12 tháng ngừng đóng Bảo hiểm xã hội bạn có thể nhận trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần. Mức trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần = 1,5 tháng lương bình quân đóng Bảo hiểm xã hội cho mỗi năm (trường hợp của bạn áp dụng đối với mức quy định trước năm 2014)

Đối với nội dung bạn hỏi về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì tại Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội”. 

Theo quy định nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm.

Như vậy, trong trường hợp của bạn cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần được áp dụng và tính như sau:

Tháng 01/2010 – 12/2010: thời gian 12 tháng – mức lương là 1.200.000: 1.200.000 x 12= 14.400.000.

Tháng 01/2011 –  09/2011: 1.445.000 x 9 = 13.005.000.

Tháng 10/2011 – 12/2011: 2.140.000 x 3 =  6.420.000.

Tháng 07/2012 –  10/2012: 2.140.000 x 4 = 8.560.000.

Tháng 03/2013 – 07/2013: 2.515.000 x 5 = 12.575.000.

Tổng thời gian là: 12 + 9 + 3+4 + 5 = 33 tháng.

Tổng số lương là:

14.400.000 + 13.005.000 + 6.420.000 + 8.560.000 + 12.575.000 = 54.960.000.

Mức lương bình quân là: 54.960.000/33 = 1.665.455.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 3 năm 1 tháng.

Trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần: 1.665.455 x 3 x 1,5 = 7.494.545.

Như vậy, bạn sẽ nhận được tổng số tiền bảo hiểm 1 lần là 7.494.545 đồng. 

Trên đây là nội dung tư vấn của CKTC về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cách tính bảo hiểm xã hội một lần như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận tư vấn của CKTC.

Xem thêm: Chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339

Mail: cktc.vn@gmail.com

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.