Đơn vị chi trả được phép Quyết toán thuế thay cho người lao động. Tuy nhiên, những trường hợp quyết toán thay phải được người lao động ủy quyền quyết toán. Chìa Khóa Thành Công xin chia sẻ vấn đề này qua bài viết : Các trường hợp ủy quyền quyết toán thuế TNCN
3.1. Trường hợp ủy quyền quyết toán thuế
a) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập Quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập do tổ chức, cá nhân trả trong các trường hợp sau:
– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền Quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp), nếu trong năm người lao động đó không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh tại một nơi nào khác thì cũng được ủy quyền Quyết toán thuế cho tổ chức mới.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu QTT đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền Quyết toán thuế tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu Quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp Quyết toán thuế với CQT.
Ví dụ 1: Năm 2014, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ với 02 công ty khác là Công ty B, Công ty C. Tại Công ty B có thu nhập là 24 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Tại công ty C có thu nhập là 30 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Như vậy thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2014 của Ông E nhỏ hơn 10 triệu đồng (24 triệu đồng + 30 triệu đồng) : 12 tháng = 4,5 triệu đồng/tháng), nếu Ông E thuộc diện phải Quyết toán thuế và không có yêu cầu Quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Ông E ủy quyền QTT năm 2014 cho Công ty A. Công ty A chỉ QTT thay Ông E đối với phần thu nhập do Công ty A trả.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế TNCN tại nơi có nhà, có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu Quyết toán thuế đối với thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất thì được ủy quyền Quyết toán thuế tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu Quyết toán thuế đối với thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất thì cá nhân trực tiếp Quyết toán thuế với CQT.
Ví dụ 2: Năm 2014, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ cho thuê nhà với thời hạn cho thuê là 08 tháng, doanh thu cho thuê là 25 triệu đồng/tháng và đã nộp thuế tại nơi cho thuê. Như vậy, doanh thu cho thuê nhà bình quân tháng trong năm 2014 của Ông E nhỏ hơn 20 triệu đồng ((8 tháng x 25 triệu đồng/tháng) : 12 tháng = 16,6 triệu đồng/tháng), nếu ông E thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu Quyết toán thuế đối với phần thu nhập từ cho thuê nhà thì Ông E uỷ quyền cho công ty A Quyết toán thuế thay. Công ty A chỉ Quyết toán thuế thay cho Ông E đối với phần thu nhập do Công ty A trả.
b) Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập Quyết toán thuế thay theo mẫu số 04-2/TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).
3.2. Trường hợp không ủy quyền quyết toán thuế
– Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo hướng dẫn tại điểm 3.1 nêu trên nhưng đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền Quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập Quyết toán thuế theo hướng dẫn tại điểm 3.1 nêu trên, nhưng thuộc diện phải Quyết toán thuế TNCN theo quy định thì trực tiếp Quyết toán thuế với CQT trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong năm, cụ thể một số trường hợp không ủy quyền Quyết toán thuế TNCN như sau:
+ Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi) thì cá nhân không uỷ quyền Quyết toán thuế.
+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền Quyết toán thuế TNCN.
Ví dụ 3: Năm 2014, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ với 02 công ty khác là Công ty B, Công ty C. Tại Công ty B có thu nhập là 10 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Tại Công ty C có thu nhập là 1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế. Như vậy, trong năm 2014 Ông có một khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nếu Ông E thuộc diện Quyết toán thuế thì Ông E không ủy quyền quyết toán tại Công ty A, mà trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
– Cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị; vừa có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã khấu trừ thuế; vừa có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế TNCN tại nơi cho thuê thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập Quyết toán thuế.
Ví dụ 4: Năm 2014, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập vãng lai và cho thuê nhà. Doanh thu từ cho thuê nhà bình quân tháng trong năm 2014 dưới 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi cho thuê. Như vậy, nếu Ông E thuộc diện phải Quyết toán thuế TNCN thì không ủy quyền Quyết toán thuế TNCN cho Công ty A mà trực tiếp Quyết toán thuế với CQT.
3.3. Trường hợp điều chỉnh sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Cá nhân sau khi đã ủy quyền Quyết toán thuế, tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thực hiện Quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp QTT với CQT thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không điều chỉnh lại Quyết toán thuế TNCN, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) … của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp Quyết toán thuế với CQT.
Xem thêm: