Xử lý những trường hợp xuất hóa đơn ghi sai thuế suất thuế GTGT

Những trường hợp bên bán xuất hóa đơn ghi sai thuế suất, bên mua nhận hóa đơn ghi sai thuế suất, ảnh hưởng tới việc thanh toán tiền, và còn ảnh hưởng tới việc nộp thuế và khấu trừ thuế của các bên. Khi gặp trường hợp này, doanh nghiệp xử lý đối với những trường hợp xuất hóa đơn ghi sai thuế suất thuế GTGT xử lý thế nào?
1/ Thuế suất ghi trên hóa đơn

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, tại điều 12 khoản 5 điểm a, quy định rõ về việc ghi và tính thuế suất như sau:

Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa , dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.

 Ví dụ 54: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.

Theo quy định trên, khi lập hóa đơn, đơn vị bán hàng phải ghi đúng thuế suất trên hóa đơn. Nếu là doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, bán mặt hàng có thuế suất mà không ghi rõ giá chưa có thuế, thuế suất và tiền thuế, thì số thuế phải nộp sẽ được tính trên tổng giá thanh toán.
Trường hợp các doanh nghiệp viết hóa đơn không rõ ràng, hoặc ghi sai thuế suất, thì các bên điều chỉnh bằng cách lập biên bản thu hồi và xuất hóa đơn thay thế, hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh

2/ Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, tại điều 12 khoản 5 điểm a, quy định cụ thể đối với những trường hợp này như sau:

a/ Đối với đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ:

Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.

b/ Đối với đơn vị mua hàng hóa, dịch vụ:
 Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn.

c/Đối với đơn vị nhập khẩu hàng hóa

Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên hoá đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế GTGT đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai (ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là giá đã có thuế GTGT theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN.
Ví dụ 56: Trong tháng 3 năm 2014, cơ sở kinh doanh A (là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) nhập khẩu sản phẩm có tên “CHAIR MM” và đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu với mức thuế suất là 5%. Tháng 5/2014, cơ sở kinh doanh A bán 01 sản phẩm “CHAIR MM” cho khách hàng B, giá chưa có thuế GTGT là 100 triệu đồng. Do khi nhập khẩu đã áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% nên cơ sở kinh doanh A lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng B ghi: giá tính thuế là 100 triệu đồng; thuế suất thuế GTGT là 5% và thuế GTGT là 5 triệu đồng, tổng giá thanh toán có thuế GTGT là 105 triệu đồng. Khách hàng B đã thanh toán đủ 105 triệu đồng.
Năm 2015, cơ quan thuế kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh A áp dụng sai thuế suất thuế GTGT đối với sản phẩm “CHAIR MM” bán cho khách hàng B (thuế suất thuế GTGT đúng phải là 10%). Do giao dịch giữa cơ sở kinh doanh A và khách hàng B đã kết thúc nên cơ sở kinh doanh A không có căn cứ để thu thêm tiền của khách hàng B (khách hàng B không chấp nhận thanh toán bổ sung tiền thuế tăng thêm). Cơ quan thuế xác định lại số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh A phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN như sau:
Tổng giá thanh toán khách hàng B đã trả 105 triệu đồng được xác định là giá đã có thuế GTGT theo mức thuế suất 10%, số thuế GTGT phải nộp đúng được xác định như sau:
105 triệu
__________    x 10%     = 9,545 triệu đồng.
1 + 10%  
Số thuế GTGT cơ sở kinh doanh A còn phải nộp bổ sung là:
 9,545 triệu – 5 triệu = 4, 545 triệu đồng.
Doanh thu tính thuế TNDN của mặt hàng “CHAIR MM” bán cho khách hàng B được xác định là:
105 triệu – 9,545 triệu = 95, 455 triệu đồng.

Xem thêm: Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, số tiền

3/ Hạch toán kế toán nếu không điều chỉnh bổ sung hóa đơn thuế suất sai

Ví dụ 1:

Công ty A xuất bán thiết bị y tế cho Công ty B, trị giá chưa thuế là 100 tr. Mức thuế suất của mặt hàng này là 5% nhưng đã xuất hóa đơn thuế suất 10%. Giá thanh tooán là 110 tr

Do hai bên không thỏa thuận thu hồi hóa đơn và xuất hóa đơn điều chỉnh, nên phải hạch toán theo số thuế đã viết.

a/ Đối với bên bán

Hạch toán doanh thu và số thuế phải nộp:

Nợ TK 131: 110 tr

Có TK 511: 100 tr

Có TK 3331: 10 tr

Đồng thời kết chuyển giá vốn

b/ Đối với bên mua

+ Nếu không có xác nhận của Quản lý thuế bên bán :

Nợ TK 156 : 104.761.905 đ

Nợ TK 133: 5.238.095

Có TK 331 : 110 tr

+ Nếu có xác nhận của Quản lý thuế trực tiếp bên bán và đã kê khai nộp thuế theo mức thuế đã ghi trên hóa đơn :

Nợ TK 156: 100tr

Nợ TK 133: 10 tr

Có TK 331 : 110 tr

Ví dụ 2

Công ty A xuất bán cho Công ty B máy tính xách tay, giá chưa thuế là 30tr. Mức thuế suất của mặt hàng này là 10%, nhưng xuất hóa đơn thuế suất 5%. Giá thanh toán là 31,5 tr

Do hai bên không thỏa thuận thu hồi hóa đơn và xuất hóa đơn điều chỉnh, nên phải hạch toán theo số thuê đã viết

a/ Đối với bên bán:

Nợ TK 131: 31,5 tr

Nợ TK 811: 1.5 tr

Có TK 511: 30tr

Có TK 3331: 3 tr

Cuối kỳ, khi lập quyết toán thuế TNDN, thì loại số thuế truy thu ra khỏi chi phí được trừ  bằng cách ghi vào chỉ tiêu B4 trên mẫu 03/TNDN số tiền 1.5 tr

b/ Đối với bên mua

Nợ TK 156 : 30 tr

Nợ TK 133 : 1,5 tr

Có TK 331 : 31,5 tr

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.