Thủ tục đăng ký lần đầu cho doanh nghiệp

Công ty mới thành lập kế toán cần làm những gì? Cần khai báo những gì với cơ quan thuế? Công ty CKTC  xin chia sẻ cho bạn việc kế toán cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập.

Công việc đầu tiên phải làm: Nộp tờ khai và thuế môn bài.

  • (Lưu ý: Tờ khai thuế môn bài chỉ làm duy nhất lần đầu tiên này, nếu trong quá trình hoạt động không tăng hoặc giảm Vốn điều lệ thì hàng năm trong tháng đầu tiên của năm dương lịch mới DN chỉ cần đi nộp thuế môn bài chứ không cần làm tờ khai nữa)
  • Ngày thành lập trước 1/7 thì nộp cả năm.
  • Sau 1/7 thì nộp 1/2 năm.
    • Bậc 1: Vốn điều lệ > 10 tỷ (3tr / 1 năm).
    • Bậc 2: Vốn điều lệ <= 10 tỷ ( 2tr / 1 năm ).
    • Bậc 4:  Chi nhánh là  1 triệu/1 năm.
    • Bậc 4: Văn phòng đại diện là  1 triệu/1 năm.
  • Ra ngân hàng nộp thuế môn bài theo bậc tùy DN:
  • Cùng 1 công ra ngân hàng,các bạn mở luôn tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp (Có nhiều ngân hàng không bắt buộc cần có kế toán trưởng nhé)

Công việc thứ 2: Mở tài khoản ngân hàng.

 Thủ tục mở TK ngân hàng:

  1. Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng có chữ ký của người đại diện công ty và dấu của công ty.
  2. CMND của người đại diện (bản sao công chứng)
  3. Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
  4. Giấy đăng ký mẫu dấu (bản sao công chứng)
  5. Giấy đăng ký mẫu dấu(bản sao công chứng)
  6. Quyết định bổ nhiệm kế toán, kế toán trưởng.
  • Có ngân hàng còn yêu cầu thêm Quyết định thành lập công ty và điều lệ thành lập công ty, và bắt buộc phải có kế toán trưởng, khi đó cần 1 bản sao công chứng CMND của kế toán.

Khi đã hoàn thành xong các thủ tục trên DN mang theo bộ hồ sơ mở ra ngân hàng, khi đi mang theo: Nếu không phải là giám đốc trực tiếp làm khi đi cần mang theo giấy giới thiệu, CMT người đi làm, mang tiền nộp vào TK ngân hàng.

  • Sau khi mở TK ngân hàng, kế toán cần làm mẫu 08 MST để thông báo số TK ngân hàng cho chi cục thuế biết trong vòng 10 ngày sau khi nhận được số TK, nếu không sẽ bị phạt tùy mức (TT 156/2013, TT 166/2013)

Lưu ý: Hiện nay cơ quan thuế không còn nhận mẫu 08. Vậy quý Doanh Nghiệp phải đăng ký tài khoản ngân hàng tại phòng đăng ký kinh doanh theo mẫu I-15.

  • Sau khi mở TK ngân hàng, kế toán tiến hành đăng ký nộp thuế điện tử luôn (đang triển khai rất mạnh tại Hà Nội)

Công việc thứ 3: Mua chữ ký số để triển khai kê khai thuế qua mạng.

  • Liên hệ nhà cung cấp CKS chọ gói dịch vụ, làm thủ tục mua CKS để thực hiện kê khai nộp thuế qua mạng.
  • Theo thông tư 151/2014 các DN mới thành lập kê khai theo quý và kê khai theo PP trực tiếp, nếu muốn kê khai thuế theo PP khấu trừ các bạn làm tiếp công việc 4.
  • Nếu không muốn kê khai theo PP Khấu trừ và đặt in hóa đơn GTGT có thể bỏ qua công việc 4

Công việc thứ 4: Lập mẫu 06 GTGT đề nghị với chi cục thuế được kê khai thuế theo PP khấu trừ.

  • Lập mẫu 06/GTGT làm 02 bản nộp tại Chi Cục Thuế và đợi phản hồi trong vòng 05 ngày. Nếu Chi Cục Thuế chấp thuận thì tiến hành đặt in hóa đơn và tiến hành kê khai thuế theo PP khấu trừ.
  • Trong thời gian đợi trả lời, DN nếu đến kỳ kê khai vẫn kê khai bình thường theo PP trực tiếp, vẫn kê khai dù không phát sinh (nộp tờ khai trống)

Công việc thứ 5: Mua hóa đơn hoặc Đặt in hóa đơn.

  1. Theo điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC: Những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì phải sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp ( Không được sử dụng hóa đơn GTGT). 

–          Đơn đề nghị mua hóa đơn (ban hành kèm theo TT 39) (2 bản)

–           Bản cam kết Mẫu số CK01/AC (ban hành kèm theo TT 39) (2 bản)

–          Giấy Phép Kinh Doanh (sao y bản chính) (2 bản)

–          Giấy ủy quyền và chứng minh thư của người đi mua (Nếu ủy quyền) (2 bản)
 
Chú ý: Khi đến mua hóa đơn DN phải ghi hoặc đóng dấu vuông: Tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hoá đơn. (Nếu DN bạn chưa có dấu vuônng thì có thể hỏi cán bộ thuế nơi bạn mua hóa đơn, họ sẽ giới thiệu cho bạn nơi bán con dấu vuông).

  1. Sau khi được kê khai thuế theo PP khấu trừ, Doanh nghiệp tiến hành đặt in hóa đơn  gồm:
    • Hợp đồng in
    • Chứng từ thanh toán,
    • Mẫu hóa đơn
    • Thanh lý hợp đồng in
  • Muốn sử dụng hóa đơn, nhớ phải làm thông báo phát hành hóa đơn trước tối thiểu 05 ngày nhé!

Công việc thứ  6: Thủ tục đăng ký hồ sơ ban đầu với thuế gồm những gì?

  • Giấy phép kinh doanh ( 2 bản sao)
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc ( 2 bản)
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng ( 2 bản)
  • Bảng Đăng ký hình thức kế toán ( 2 bản)
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao (2 bản)
  • Các giấy tờ khác có liên quan (tùy Chi cục thuế có yêu cầu thêm) như:
    • CMND của người đại diện pháp luật
    • Bằng cấp của kế toán trưởng
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/hợp đồng thuê nhà
    • Sổ góp vốn các thành viên trong công ty…

Lưu ý: Khi đi làm thủ tục thuế ban đầu, người đại diện theo pháp luật phải đem theo CMND bản gốc và con dấu.

Công việc thứ 7: Hàng quý kê khai cái gì?

  1. Dù chưa phát sinh vào hay ra, vẫn kê khai thuế GTGT.
  2. Nếu chưa in hóa đơn, chưa mua hóa đơn thì thôi, nếu có rồi, phát hành rồi thì làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nữa nè.
  3. Nếu tạm tính quý mà DN lãi => dùng thuế suất thuế hiện hành, tạm tính thuế TNDN và đi tạm nộp thuế vào ngân sách nhà nước nè (có thể nộp qua mạng hoặc nộp ngoài ngân hàng)
  4. Nếu tạm tính quý mà lỗ => thôi không làm gì cả.

Công việc thứ 8: Kê khai nộp thuế TNCN.

  • Doanh nghiệp kê khai nộp thuế TNCN theo tháng hoặc theo quý như nộp thuế GTGT.
  1. Nếu  > 50.000.000đ thì  Doanh nghiệp nộp theo tháng
  2. Nếu  < 50.000.000đ thì  DN nộp theo quý

Công việc thứ 9: Lao động và BHXH.

  • Đăng ký tham gia lần đầu với Cơ quan bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp  phải đóng BHXH cho nhân viên khi ký hợp đồng lao động chính thức.
  • Xây dựng thang bảng lương nộp lên BHXH.

Công việc thứ 10: Xây dựng bảng định mức.

  • Nếu là doanh nghiệp có tính chất sản xuất thì các bạn phải lập bảng định mức NVL cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Bảng định mức này được lập từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.

Công việc thứ 11: Phương pháp khấu hao TSCĐ

  • Lập và nộp bảng thông báo kể từ ngày phát sinh tài sản.

Công việc thứ 12: Các công việc khác.

  • Đăng ký các chế độ kế toán cho doanh nghiệp ( quyết định 48 hoặc 15)
  • Hình thức kế toán
  • Phương pháp tính hàng tồn kho.

Chú ý: Tùy từng chi cục thuế nơi doanh nghiệp đăng ký mà chi cục thuế có thể yêu cầu doanh nghiệp nộp hoặc không.

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.