Thành lập công ty cần lưu ý những điều gì

Thành lập công ty cần lưu ý những điều gì, nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thành lập doanh nghiệp hay thành lập công ty TNHH hiện nay, giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng loại hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu của mình.

Thành lập công ty cần lưu ý những điều gì

Phân biệt loại hình doanh nghiệp

Hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến là doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần

  • Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật, giảm đốc, quản lý), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
  • Công ty cổ phần: là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tên doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình cung cấp sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường. Việc đặt tên sao cho khách hàng có thể dễ dàng đọc và nhận biết được luôn là vấn đề rất quan trọng trong quá trình thành lập. Không được đặt tên trùng với công ty đã thành lập trước đó.

Ngành nghề kinh doanh

  • Chọn được đúng ngành nghề sẽ quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp bạn. Ngành nghề đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Có được pháp luật cho phép hay không?
  • Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không? Mình phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển được tại địa phương đó trong tương lai không?

Địa chỉ trụ sở công ty

  • Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp là nơi giao dịch kinh doanh, vì vậy trước khi thành lập chúng ta cũng phải biết được nơi nào được phép đặt trụ sở và nơi nào không được.
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Người đại diện pháp luật

Người đại diện pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, hợp đồng và làm cho hợp đồng kinh doanh có tính pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật.

  • Các chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật là: Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
  • Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.

Vốn điều lệ

  • Là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty
  • Hiện tại, theo pháp luật Việt Nam không quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.

Xem thêm:

Quy định về trụ sở công ty

Quy định về người đại diện pháp luật

Quy định về vốn điều lệ

Quy định về tên công ty

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.