Vốn đăng ký kinh doanh để thành lập một công ty bao gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản:
Một là, vốn điều lệ. Vốn điều lệ của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập.
Ví dụ như: Công ty dự tính tổng chi phí hoạt động của mình bao gồm biến phí và định phí là 5 tỷ đồng, nguồn vốn mở rộng hoạt động là 1 tỷ 800 triệu đồng, thì có thể đăng ký vốn điều lệ khoảng 6 tỷ 800 triệu đồng.
Vốn điều lệ của công ty Việt Nam được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên về việc chịu trách nhiệm trên số vốn của công ty khi thành lập thì tùy theo loại hình thành lập công ty mà công ty nên đăng ký vốn sao cho thích hợp. Công ty cổ phần và công ty tnhh thì chủ sở hữu phần vốn góp sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình, riêng loại hình doanh nghiệp tư nhân, thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn trên tất cả tài sản của mình.
Hai là, vốn pháp định. Vốn pháp định được quy định theo danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
Ví dụ:
–Thành lập công ty bất động sản có vốn pháp định 20 tỷ đồng, theo quy đinh tại Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007.
– Thành lập Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định: Công ty tài chính: 300 tỷ đồng, Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006
Thứ 3, vốn ký quỹ. Vốn ký quỹ thuộc vốn pháp định nhưng bắt buộc doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.
Ví dụ: Thành lập công ty dịch vụ đòi nợ hoặc công ty bảo vệ yêu cầu vốn ký quỹ ngân hàng là 2 tỷ đồng.
Thứ 4, Vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài. Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập cty 100% vốn nước ngoài.
Ngoài ra, để biết công ty cần bao nhiêu vốn, doanh nghiệp nên tham khảo thêm bậc thuế môn bài để có lựa chọn phù hợp hơn.
Ví dụ: công ty bạn đăng ký vốn từ 10 tỷ trở xuống thì thuế môn bài là 2tr đồng/năm, trên 10 tỷ thì thuế môn bài là 3tr/năm….
Tóm lại, để trả lời câu hỏi “thành lập công ty cần bao nhiêu vốn”, chủ doanh nghiệp cần xác định phù hợp nhất cho nhu cầu hoạt động, nhu cầu mở rộng của công ty cũng như loại hình doanh nghiệp và các yếu tố khác. Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp có thể thông báo đến Sở Kế hoạch đầu tư để thay đổi vốn đã đăng ký, tuy nhiên đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, đây là trường hợp không đơn giản.
Nếu có thắc mắc cần tư vấn về nhu cầu vốn hoạt động cho công ty mới thành lập hoặc thay đổi vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn góp, doanh nghiệp đừng ngần ngại hãy gọi điện đến Chìa Khóa Thành Công để được chuyên viên tư vấn rõ hơn nhé.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói