Quy định của pháp luật về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

Kinh doanh là một những lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào yếu tố: thị trường,năng lực tài chính, sự phát triển khoa học công nghệ …Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đảm bảo được các yếu trên để có thể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật về doanh nghiệp có cho phép doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nếu doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì có quyền tạm ngừng kinh doanh.

1. Các trường hợp được tạm ngừng kinh doanh

– Theo quyết định của doanh nghiệp;

– Theo yêu cầu của Cơ quan Đăng kí kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành nghê có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trên thì pháp luật quy định rất chung chung về các trường hợp doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh. Thiết nghĩ pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn trong trường hợp nào thì doanh nghiệp có quyền quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh; trong trường hợp nào cơ quan Nhà nước có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh được quy định như sau:

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm có:

Thứ nhất, thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Ngành, nghề kinh doanh.

3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một) năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm.

4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.

5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ hai, biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Theo quy định trên thì  trong hồ sơ thông báo, doanh nghiệp đã ấn định cụ thể ngày bắt đầu tạm ngừng và ngày kết thúc tạm ngừng kinh doanh. Do vậy, khi hết thời hạn tạm ngừng thì doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường hợp chưa hết thời hạn tạm ngừng mà doanh nghiệp muốn kinh doanh trở lại thì doanh nghiệp có thể làm Công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chi cục Thuế để thông báo về việc này.

 Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.

3. Điều kiện về tạm ngừng kinh doanh:

– Trước khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước ít nhất 15 ngày;

– Chỉ được tạm ngừng không quá một năm và được gia hạn liên tiếp không quá một năm tiếp theo;

– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã kí với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Quy định trong thời gian tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ như trên là rất hợp lý vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước. Tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba.

Xem thêm: Thủ tục tạm ngưng hoạt động của công ty

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.