Theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (trừ những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định, những người bán hàng rong). Một trong những vấn đề được nhiều chủ cơ sở quan tâm là phí cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là bao nhiêu? Chìa Khóa Thành Công sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài tư vấn dưới đây.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ y tế, Bộ nông nghiệp, Bộ công thương sẽ được nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm cấp đối với danh mục thực phẩm nhất định. Các cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và tiến hành thẩm định cơ sở, sau đó cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cho cơ sở đủ điều kiện.
Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm(có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
- b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả lỵ, trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
- a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
- b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khỏe, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Lệ phí xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng
- Lệ phí cấp lại (gia hạn): 150.000 đồng
Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….trong và sau khi xin cấp giấy phép.
Dịch vụ tư vấn làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty Chìa Khóa Thành Công
Với nỗ lực mang lại dịch vụ có chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất bằng sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên của mình, công ty Chìa Khóa Thành Công đã xây dựng quy trình xin giấy chứng nhận ATTP cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của khách hàng. Cụ thể gồm:
+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng
Bước 4: Tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất nhóm thực phẩm hoặc một thực phẩm đặc thù, các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải, kho chứa, điều kiện về trần, tường, nền,…
Bước 5: Tư vấn và kết hợp với khách hàng để hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi việc chế biến, sổ lưu mẫu,…
Bước 6: Tư vấn giới thiệu các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 7: Tư vấn về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 8: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng.
Bước 9: Đại diện khách hàng lên nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bước 10: Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định.
Bước 11: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
Bước 12: Đại diện khách hàng đi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại cấp giấy chứng nhận (nếu có).
THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: 25 – 45 ngày làm việc.