Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2016 tại Doanh nghiệp

Chìa Khóa Thành Công chia sẻ mức đóng kinh phí công đoàn năm 2016 tại doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

1. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

– Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

– Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

– Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy: Dù DN bạn có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì vẫn phải đóng kinh phí công đoàn.

Chú ý: Khi DN bạn tham gia BHXH cho nhân viên thì phải lên Liên đoàn lao động quận, huyện để đóng Kinh phí công đoàn. (Đây là bắt buộc nhé, không nộp sẽ bị truy thu và phạt). Nếu không đóng sẽ bị phạt theo Nghị Định 88/2015/NĐ-CP ngày 25/11/2015

2. Mức đóng kinh phí công đoàn:

– Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Cụ thể:

Số tiền KPCĐ phải nộp = 2% X Tổng số tiền lương của tất cả nhân viên tham gia BHXH.

Chú ý: Đó là mức đóng kinh phí công đoàn đối với DN.

– Nếu nhân viên tham gia tổ chức công đoàn cơ sở (Công đoàn cơ sở có thể được thành lập tại DN) thì nhân viên phải đóng thêm Đoàn phí công đoàn là: 1% mức tiền lương tham gia BHXH.

– DN có thể được lấy lại 65% số tiền Kinh phí công đoàn đã đóng -> Nếu có đầy đủ chứng từ thanh toán tiền cho NLĐ (Như chi thăm ốm đau, thăm hỏi sinh đẻ …)

3. Phương thức đóng kinh phí công đoàn:

– Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.

– Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. (Nộp tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận, huyện nơi DN đăng ký kinh doanh)

– Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Tốt nhất: Các bạn liên hệ với với liên đoàn lao động Quận, Huyện nơi DN đăng ký kinh doanh để biết chi tiết về hồ sơ và thủ tục đóng kinh phí công đoàn.

4. Nguồn đóng kinh phí công đoàn:

– Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

– Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.

– Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

– Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.

=> Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành. Đó là quy định tại Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.