Khi nào một giao dịch kinh tế thì phải lập hợp đồng bằng văn bản, có phải cứ xuất hóa đơn là phải kèm theo hợp đồng không?
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.”
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 tại Điều 24 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa“
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Căn cứ theo các quy định trên thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể lập theo các hình thức sau:
– Văn bản.
– Lời nói.
– Email.
– Các hành vi cụ thể khác.
Theo pháp luật hiện hành, không có văn bản nào nói khi nào việc mua bán hàng hóa thì bắt buộc phải ký hợp đồng và ký hợp đồng theo hình thức nào? bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể. Luật thuế GTGT, TNDN thì cũng không bắt buộc phải có hợp đồng kinh tế bằng văn mà chỉ yêu cầu phải có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ.
Việc khi nào cần phải ký kết hợp đồng và ký kết hợp đồng theo hình thức nào hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và yêu cầu của mỗi bên tham gia giao dịch. Hoặc tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà có quy định đối với các giao dịch kinh tế phải lập hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận và tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên thì doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở cho doanh nghiệp xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.